Quốc hội thảo luận về Luật Phòng, chống rửa tiền (Sửa đổi)

(BTV) Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 4, sáng 01/11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về dự án Luật Phòng, chống rửa tiền (Sửa đổi).

 

quoc_hoi_thao_luan_luat_chong_rua_tien(1)

Toàn cảnh kỳ họp ngày 01/11

Trong buổi sáng, đã có 22 ý kiến phát biểu của các ĐBQH về Dự án Luật này. Trong đó, đa số đều nhất trí về sự cần thiết sửa đổi Luật Phòng, chống rửa tiền để thể chế hóa chủ trương của Đảng, khắc phục hạn chế của Luật hiện hành, nâng cao hiệu quả, hiệu lực công tác phòng, chống rửa tiền, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, phòng, chống tài trợ khủng bố, tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, phù hợp với các cam kết quốc tế. Đồng thời, đề nghị hoàn thiện dự thảo Luật về một số nội dung như: Tên gọi, khái niệm, phạm vi, đối tượng điều chỉnh; Giải thích từ ngữ; Các hành vi bị cấm; Đối tượng báo cáo về phòng, chống rửa tiền; Nghĩa vụ, trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Phân loại thách thức xử lý đối với các kết quả đánh giá rủi ro; Tiêu chí phân loại mức độ rủi ro của từng loại khách hàng…Trong đó, cần tăng cường kiểm soát giao dịch của các tội phạm tẩu tán tài sản; Phòng, chống rửa tiền trong lĩnh vực bất động sản; Kiểm soát các loại giao dịch, trao đổi trên không gian mạng; Chú trọng phòng, chống đối với giao dịch tiền ảo, tài sản ảo,…

Thay mặt cơ quan chủ trì soạn thảo, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng báo cáo thêm một số nội dung đại biểu nêu, và cho biết: Các quy định này chủ yếu liên quan đến kỹ thuật và là những nội dung cần điều chỉnh theo từng thời kỳ; Nhóm vấn đề thứ hai liên quan đến các đối tượng chủ thể báo cáo và tính khả thi trong quy định đối với các tổ chức tài chính và phi tài chính; Nhóm vấn đề thứ ba, liên quan đến dấu hiệu và báo cáo giao dịch đáng ngờ,… 

Phi Trường, Đức Minh

Ý kiến bạn đọc - Gửi bình luận

Gửi bình luận

 

   

 

 

reset captcha

Gửi bình luận Nhập lại