Quốc hội thảo luận về dự án Luật Công chứng

Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 7, Sáng 25/6, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội Thảo luận ở hội trường về dự án Luật Công chứng (sửa đổi).

Toàn cảnh kỳ họp Quốc hội


Hiện nay, các giao dịch hợp đồng phải công chứng còn được quy định rải rác ở các Luật và các văn bản như là Bộ Luật Dân sự, Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản… Các đại biểu cho rằng, luật chuyên ngành về công chứng cần có sự ghi nhận về những nội dung này để tạo sự đồng bộ, đảm bảo tính thống nhất trong hệ thống pháp luật cũng như khẳng định chức năng và những lợi ích của công chứng như đã nêu. 

 
Một số đại biểu đề nghị bổ sung quy định về các trường hợp phải công chứng và bổ sung trường hợp công chứng hồ sơ thành lập doanh nghiệp, Điều lệ Doanh nghiệp, các biên bản họp Hội đồng Quản trị, Đại hội Cổ đông, Hội đồng Thành viên trong doanh nghiệp là trường hợp phải công chứng trong dự thảo Luật. Quy định này vừa đáp ứng được yêu cầu cấp thiết của thực tiễn, đồng thời cũng phù hợp với thông lệ quốc tế về công chứng, điển hình là các nước phát triển như Nhật Bản, Pháp, Đức…


Góp ý về Văn phòng công chứng (Điều 20), một số đại biểu cho biết dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) đã quy định chi tiết, rõ ràng về hoạt động của Văn phòng công chứng. Đề nghị sửa Khoản 1, Khoản 2 Điều 20 theo hướng: Văn phòng công chứng phải có từ hai thành viên hợp danh trở lên và không có thành viên góp vốn. Hội đồng Thành viên bao gồm tất cả các thành viên hợp danh. Hội đồng Thành viên quyết định toàn bộ hoạt động của Văn phòng công chứng theo quy định của pháp luật và điều lệ. Hội đồng Thành viên bầu Trưởng Văn phòng công chứng. Trưởng Văn phòng công chứng phải là thành viên hợp danh của Văn phòng công chứng và đã hành nghề công chứng từ đủ 02 năm trở lên. 

 Anh Nguyên, Đức Minh

Ý kiến bạn đọc - Gửi bình luận

Gửi bình luận

 

   

 

 

reset captcha

Gửi bình luận Nhập lại