Theo dõi chặt chẽ bệnh đạo ôn cổ bông và sâu đục thân lứa 2 gây hại lúa xuân

Thời tiết những ngày vừa qua liên tục có mưa giông, xuất hiện đợt không lạnh nhẹ, nền nhiệt độ xuống thấp, độ ẩm không khí cao… Dạng thời tiết hiếm gặp trong mùa hè trùng với thời điểm lúa xuân trỗ bông nên sẽ tạo môi trường thuận lợi cho một số đối tượng sinh vật hại phát sinh gây hại, nhất là 2 đối tượng giai đoạn này là bệnh đạo ôn cổ bông, sâu đục thân lứa 2 đang phát sinh gây hại trên diện rộng.

phun_thuoc_sau

Nông dân các địa phương tăng cường phun thuốc phòng trừ sâu bệnh cho lúa

Theo báo cáo của Chi cục Trồng trọt và Kiểm lâm tỉnh, tính đến ngày 12/5, toàn tỉnh diện tích lúa trỗ bông được gần 6.000 ha, còn lại sẽ trỗ tập trung từ nay đến ngày 20/5. Kiểm tra đồng ruộng, cơ quan chuyên môn phát hiện 2 đối tượng sâu bệnh chính đang phát sinh trên các trà, giống lúa gồm: Bệnh đạo ôn cổ bông và Sâu đục thân lứa 2.

Trước diễn biến của thời tiết, Sở Nông nghiệp và Môi trường đề nghị các địa phương chỉ đạo các HTX, bà con nông dân tăng cường kiểm tra đồng ruộng, xác định thời điểm lúa trỗ, thời gian phát sinh, mức độ gây hại của các đối tượng sinh vật hại chính trên các trà, giống lúa; Hướng dẫn nông dân phòng trừ kịp thời, hiệu quả, trọng tâm 2 đối tượng sâu bệnh nói trên. Lưu ý lựa chọn các loại thuốc đặc hiệu trong danh mục khuyến cáo của cơ quan chuyên môn để phun phòng; Thời điểm phun phòng hiệu quả nhất khi lúa trỗ thấp tho từ 3-5% số bông. Ngoài ra cần kiểm tra bệnh khô vằn, bệnh bạc lá, rầy nâu, rầy lưng trắng,...Để chỉ đạo, hướng dẫn nông dân phòng trừ khi mật độ, tỷ lệ đến ngưỡng. Lưu ý, sau khi phun xong trong 4 giờ gặp mưa phải phun lại; Thực hiện nguyên tắc “4 đúng” khi phòng trừ.

Phương Hoa, Đức Minh

Ý kiến bạn đọc - Gửi bình luận

Gửi bình luận

 

   

 

 

reset captcha

Gửi bình luận Nhập lại