Nghiên cứu giá trị và định hướng công tác quản lý văn hóa tín ngưỡng thờ Mẫu

Sáng 29/11, Ban Quản lý di tích tỉnh tổ chức Hội thảo khoa học "Giá trị di sản văn hóa tín ngưỡng thờ Mẫu tỉnh Bắc Ninh và định hướng công tác quản lý trong đời sống đương đại". Hội thảo đã nhận được 26 bản tham luận của các nhà khoa học đến từ các cơ quan nghiên cứu Trung ương và địa phương.

tho_mau

           “Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của Việt Nam” được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại vào năm 2016. Tại tỉnh Bắc Ninh, hiện có khoảng 720 di tích gồm các: đền, chùa, điện, miếu gắn với tín ngưỡng thờ Mẫu, 423 các điện phủ của tư gia. Số lượng người tham gia thực hành tín ngưỡng thờ mẫu hàng chục nghìn người. Tuy nhiên, hiện chưa công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện sự hình thành, quá trình phát triển, hiện trạng tín ngưỡng thờ mẫu tỉnh Bắc Ninh.

             Các tham luận tại Hội thảo đã tập trung nghiên cứu, làm rõ về lịch sử và giá trị tín ngưỡng thờ mẫu tỉnh Bắc Ninh và thực trạng công tác quản lý. Trong đó, nhấn mạnh, tín ngưỡng thờ Mẫu Bắc Ninh là một loại hình tín ngưỡng dân gian bắt nguồn từ tín ngưỡng thờ nữ thần, tôn vinh những người phụ nữ có công với nước, với cộng đồng, tiêu biểu cho những giá trị tốt đẹp về lịch sử, văn hóa, đạo đức xã hội làm Thánh mẫu, Vương mẫu... Những hình thức tín ngưỡng có những đặc điểm riêng của Bắc Ninh có giá trị về văn hóa đối với đời sống của người dân Bắc Ninh phản ánh về đặc điểm văn hóa của tỉnh.

             Những kết quả thu được từ hội thảo là cơ sở tiếp tục nghiên cứu giá trị của tín ngưỡng thờ mẫu tỉnh Bắc Ninh, đưa ra giải pháp bảo tồn di sản tín ngưỡng thờ mẫu, biến di sản tín ngưỡng thành động lực cho phát triển kinh tế, xã hội, ổn định tình hình an ninh chính trị của các địa phương. 

Trần Cường, Hải Yến

Ý kiến bạn đọc - Gửi bình luận

Gửi bình luận

 

   

 

 

reset captcha

Gửi bình luận Nhập lại