11
/
116961
Thi tốt nghiệp THPT có thể diễn ra nhiều lần trong năm
thi-tot-nghiep-thpt-co-the-dien-ra-nhieu-lan-trong-nam
news

Thi tốt nghiệp THPT có thể diễn ra nhiều lần trong năm

Thứ 4, 22/09/2021 | 11:16:35
654 lượt xem

Theo ông Hoàng Minh Sơn, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, sẽ thực hiện đổi mới thi và tuyển sinh từng bước để không ảnh hưởng đến việc học của thí sinh tại hệ thống trường phổ thông.

Thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT năm 2021  /// ẢNH: ĐỘC LẬP

Thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT năm 2021

Hôm qua 21.9, trong cuộc giao ban tại Ban Tuyên giáo T.Ư, ông Hoàng Minh Sơn, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, đã báo cáo một số nội dung về năm học mới, trong đó có việc tổ chức thi THPT và tuyển sinh ĐH.

Tổ chức thi tốt nghiệp THPT không phải để xét tuyển ĐH

Nếu với mục đích tốt nghiệp thì nên giao kỳ thi về cho địa phương

Nếu kỳ thi tốt nghiệp THPT chỉ để xét tốt nghiệp thì cần tính toán và có phương án giao cho các địa phương chủ động. Bộ ban hành quyết định, hướng dẫn và kiểm tra giám sát. Còn nếu vẫn là kỳ thi cho 2 mục tiêu thì cần xác định lại tiêu chí và mức độ đề thi. 

Về tuyển sinh ĐH, cần giao quyền tự chủ cho các trường trong công tác tuyển sinh. Trường ĐH tự chủ và chịu trách nhiệm cũng như gắn với thương hiệu của trường. Việc các trường ĐH có sử dụng kết quả từ kỳ thi THPT của các địa phương hay không sẽ do các trường quyết định dựa trên uy tín và độ tin cậy từ kết quả thi. Bộ tăng cường công tác kiểm tra giám sát, tổ chức, thanh tra trước, trong và sau thi.

Ông Hoàng Minh Sơn cho biết sẽ thực hiện đổi mới thi và tuyển sinh từng bước để không ảnh hưởng đến việc học của thí sinh (TS) tại hệ thống trường phổ thông. Về kỳ thi tốt nghiệp THPT, việc đổi mới sẽ chỉ xoay quanh vấn đề tổ chức các kỳ thi. Bộ sẽ tiến tới việc kỳ thi có thể diễn ra nhiều lần trong năm để các địa phương chủ động hơn trong việc xây dựng đề thi, tổ chức thi và linh hoạt với điều kiện từng địa phương, như trong trường hợp có dịch bệnh. Theo ông Sơn, điều này không ảnh hưởng tới TS.

Trước các ý kiến cho rằng tỷ lệ trượt tốt nghiệp THPT chỉ 2 - 3% thì không nên tổ chức thi làm gì, ông Sơn nói: “Thật ra điều mà chúng ta mong chờ là tỷ lệ trượt chỉ 0%. Nhưng tại sao vẫn tổ chức thi? Việc này giống như nói: Tại sao trong 100 người tham gia giao thông chỉ có 1 người vượt đèn đỏ, vậy thì cần đèn đỏ làm gì, cần cảnh sát giao thông làm gì?”.

Theo ông Sơn, việc xét tốt nghiệp là để đánh giá cả quá trình dạy và học, để từ đó có các chính sách điều chỉnh quá trình này. Kỳ thi tốt nghiệp THPT không phải tổ chức để làm căn cứ xét tuyển ĐH, mặc dù trong tương lai sẽ có không ít trường ĐH sẽ chỉ căn cứ vào kết quả xét học bạ và điểm thi THPT để tuyển sinh vào trường mình.

Một tỷ lệ nào đó các trường có yêu cầu riêng hoặc có sự cạnh tranh lớn mới phải tổ chức những kỳ thi chuyên biệt nào đó, hoặc có thể dựa vào điểm thi của các trung tâm khảo thí độc lập, hoặc liên kết với nhau để có bài thi độc lập nhắm chọn được TS phù hợp. Kỳ thi tốt nghiệp được tổ chức không phải là xét tuyển ĐH nhưng cũng là căn cứ quan trọng với nhiều trường.

Khuyến khích các trường ĐH liên kết tổ chức thi tuyển

Giảm tỷ lệ xét tuyển bằng phương thức kết quả thi THPT 

Bộ nên giao quyền tự chủ trong xét tốt nghiệp THPT về cho các địa phương có đủ điều kiện, đủ uy tín tiếp nối. Ở những tỉnh, thành còn lại, đề thi của Bộ cần có sự phân hóa rõ ràng, đảm bảo mục tiêu xét tốt nghiệp là chính.

Bộ tăng cường tính tự chủ trong việc xét tuyển ĐH cho các trường ĐH hoặc giảm bớt tỷ lệ xét tuyển bằng phương thức kết quả thi THPT. Đã có thực tế xảy ra, điểm thi tốt nghiệp ở vùng sâu, vùng xa lại cao hơn rất nhiều các trường chuyên, trường ở khu vực có điều kiện… 

Về tuyển sinh ĐH, ông Hoàng Minh Sơn chia sẻ: “Bộ sẽ khuyến khích để các trường hợp tác, liên kết để tổ chức các kỳ thi đánh giá năng lực, tư duy. Thời gian thi thì thu gọn, dừng lại trong một buổi, nhằm giảm số kỳ thi do các trường tự tổ chức để TS không phải đi lại nhiều. Số trường cần liên kết không nhiều, khoảng 20 - 30% và dành cho những trường thực sự có nhu cầu chọn lọc sinh viên”.

Theo ông Sơn, việc một số trường liên kết, hợp tác để tổ chức kỳ thi riêng là để khắc phục chính những điểm mà dư luận cho rằng nếu chỉ xét tuyển dựa vào kết quả thi THPT thì chưa đánh giá được TS theo yêu cầu của một số trường, như là trường tốp trên, hoặc trường đòi hỏi TS có năng lực riêng biệt.

Các trường phần lớn sẽ dựa vào kết quả thi tốt nghiệp, ở nhiều mức độ, có thể chỉ cần như điều kiện cần, điều kiện sơ tuyển cho đến sử dụng hoàn toàn kết quả kỳ thi. “Những ngành, những trường có tính cạnh tranh cao thì mới cần đến kỳ thi riêng. Tốt nhất là các trường có phương án tổ chức thi ngay tại các địa phương để TS không phải đi xa”, ông Sơn khẳng định và cho biết thêm: “Đấy là phương án mà chúng tôi xây dựng từ nay đến 2025 và thực hiện từng bước chứ không gây xáo trộn việc dạy học ở trường phổ thông”.

Băn khoăn về thi riêng

Với phương án sử dụng kết quả từ kỳ thi riêng, theo ông Phạm Phương Bình, Phó hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Hữu Huân (TP.Thủ Đức, TP.HCM), hiện nay mỗi trường quy định mỗi cách làm. Đây là vấn đề cần phải tính toán và có sự chỉ đạo, giám sát và định hướng của Bộ vì nếu không quản lý tốt thì mỗi trường tự làm sẽ phát sinh nhiều hệ lụy như trước đây, kể cả phát sinh tiêu cực trong công tác tuyển sinh. 

Kỳ thi đánh giá năng lực của 2 ĐH quốc gia hiện nay chỉ đáp ứng một phần nhu cầu chứ chưa thể thay thế và đại diện cho các trường ĐH thành trung tâm khảo thí kiểm định chất lượng giáo dục độc lập. 

Theo Thanh niên

https://thanhnien.vn/giao-duc/thi-tot-nghiep-thpt-co-the-dien-ra-nhieu-lan-trong-nam-1453091.html

  • Từ khóa

Sửa sách giáo khoa sau sáp nhập tỉnh ra sao?

Cử tri đề nghị Bộ GD-ĐT hướng dẫn điều chỉnh nội dung một số môn học cho phù hợp với thực tế sau khi sáp nhập tỉnh để không gây khó khăn cho học sinh và...
15:45 - 28/07/2025
270 lượt xem

Mốc thời gian cần lưu ý sau khi kết thúc đăng ký xét tuyển ĐH

Vào 17 giờ chiều nay (28-7), Bộ GD-ĐT sẽ khoá hệ thống đăng ký xét tuyển ĐH năm 2025.
14:31 - 28/07/2025
347 lượt xem

Các chính sách hỗ trợ nhà giáo từ 1/1/2026

Chế độ trợ cấp theo tính chất công việc, theo vùng; hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng; phụ cấp lưu động đối với nhà giáo làm công tác xóa mù chữ, phổ cập giáo...
10:41 - 28/07/2025
389 lượt xem

Tuyển sinh đại học 2025: Điểm sàn giảm sâu, điểm chuẩn sẽ ra sao?

Năm 2025 ghi nhận điểm sàn giảm rõ rệt ở nhiều trường, trong đó đáng chú ý nhiều ngành "hot" cũng giảm sâu so với năm trước. Điểm sàn thấp có đồng nghĩa...
09:04 - 28/07/2025
475 lượt xem

Thủ tướng: Triển khai chiến dịch thần tốc xây 100 trường nội trú ở 100 xã biên giới

Chiều tối 27-7, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp về triển khai kết luận của Bộ Chính trị, chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về chủ trương đầu tư...
06:50 - 28/07/2025
459 lượt xem