11
/
142221
Cấp THPT thay đổi nội dung chương trình nhiều nhất
cap-thpt-thay-doi-noi-dung-chuong-trinh-nhieu-nhat
news

Cấp THPT thay đổi nội dung chương trình nhiều nhất

Thứ 5, 09/02/2023 | 09:00:54
2,377 lượt xem

Về nội dung và thời lượng giáo dục, thay đổi nhiều nhất là ở cấp THPT khi so sánh giữa hai chương trình.

Cụ thể, ở chương trình cũ, cấp THPT có 13 môn học bắt buộc (ngữ văn; toán; ngoại ngữ 1; lịch sử; địa lý; vật lý; hóa học; sinh học; giáo dục công dân; giáo dục quốc phòng và an ninh; công nghệ; tin học; giáo dục thể chất); hoạt động giáo dục bắt buộc (hoạt động giáo dục tập thể, ngoài giờ lên lớp, hướng nghiệp); ngoài ra còn có môn học tự chọn (tiếng dân tộc thiểu số, ngoại ngữ 2). Thời lượng giáo dục là 35 tuần/1 năm học và 29,5 tiết/1 tuần. Thời lượng mỗi tiết học là 45 phút.

Cấp THPT thay đổi nội dung chương trình nhiều nhất - Ảnh 1.

Năm học này là năm đầu tiên áp dụng chương trình Giáo dục phổ thông 2018 ở cấp THPT. NHẬT THỊNH
     

Tuy nhiên, ở chương trình GDPT 2018, cấp THPT chỉ có 6 môn học bắt buộc (ngữ văn; toán; ngoại ngữ 1; giáo dục thể chất; giáo dục quốc phòng và an ninh; lịch sử). Mỗi học sinh phải chọn 4/9 môn học lựa chọn (địa lý; giáo dục kinh tế và pháp luật; vật lý; hóa học; sinh học; công nghệ; tin học; âm nhạc; mỹ thuật); 1 hoạt động giáo dục bắt buộc (hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp); nội dung giáo dục của địa phương; ngoài ra còn có môn học tự chọn (tiếng dân tộc thiểu số, ngoại ngữ 2). Thời lượng giáo dục là 35 tuần/1 năm học và 28,5 tiết/1 tuần. Thời lượng mỗi tiết học là 45 phút.

Ngoài ra, Bộ GD-ĐT còn chỉ ra rằng, nếu ở chương trình cũ tất cả các trường, lớp đều thực hiện kế hoạch giáo dục do Bộ GD-ĐT ban hành, thì ở chương trình mới thay đổi đáng kể khi "địa phương và nhà trường được trao quyền chủ động và trách nhiệm trong việc lựa chọn, bổ sung một số nội dung giáo dục và triển khai kế hoạch giáo dục phù hợp với đối tượng giáo dục và điều kiện của địa phương, của nhà trường".

Điểm tương đồng duy nhất mà Bộ GD-ĐT chỉ ra đó là yêu cầu về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học. Theo đó, Bộ GD-ĐT cho rằng: Về nội dung khoa học đối với các môn học, chương trình GDPT 2018 không có thay đổi quá nhiều so với chương trình GDPT 2006. Vì vậy, với cơ sở vật chất, thiết bị dạy học hiện tại của các nhà trường nếu đáp ứng được yêu cầu của chương trình GDPT 2006 thì về cơ bản vẫn đáp ứng để dạy học theo chương trình GDPT 2018 (chỉ khác căn bản là phương pháp và cách thức khai thác sử dụng theo yêu cầu mới).

Tuy nhiên, theo Bộ GD-ĐT, để đáp ứng tốt mục tiêu của chương trình GDPT 2018, đòi hỏi phải tiếp tục tăng cường, nhất là các thiết bị dạy học theo yêu cầu mới, các phòng thí nghiệm, phòng học bộ môn...

Theo Tuyết Mai/Thanh niên

https://thanhnien.vn/cap-thpt-thay-doi-noi-dung-chuong-trinh-nhieu-nhat-185230208223845136.htm

  • Từ khóa

Cải tiến chất lượng từ đối sánh điểm thi

Bộ GD&ĐT công bố tương quan giữa điểm các môn thi tốt nghiệp THPT năm 2025 với điểm trung bình các môn học 3 năm THPT.
15:52 - 25/07/2025
1,470 lượt xem

Thực hiện xét tuyển: Đánh giá quá trình

Bộ GD&ĐT vừa công bố bảng tương quan giữa điểm học bạ và điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2025.
14:43 - 25/07/2025
1,504 lượt xem

Vì sao phải 'một chương trình, nhiều sách giáo khoa'?

Chủ trương 'một chương trình, nhiều sách giáo khoa' không phải là ý tưởng mới nảy sinh, mà là kết quả của quá trình nghiên cứu, thảo luận và ban hành nghị...
11:50 - 25/07/2025
1,597 lượt xem

Hỗ trợ bữa ăn bán trú: Giảm gánh nặng phụ huynh, chăm lo dinh dưỡng cho học sinh tiểu học

Tại kỳ họp thứ 25, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết số 18/2025/NQ-HĐND quy định cơ chế hỗ trợ bữa ăn bán trú cho học sinh tiểu...
11:14 - 25/07/2025
1,573 lượt xem

Bí quyết đăng ký xét tuyển đại học dễ trúng tuyển nhất

Thí sinh nên chia đăng ký nguyện vọng xét tuyển làm 3 nhóm: Nhóm mơ ước, nhóm vừa sức, và nhóm an toàn.
08:42 - 25/07/2025
1,691 lượt xem