11
/
75880
Tốt nghiệp 2 năm không làm đúng ngành, cử nhân sư phạm phải hoàn trả học phí
tot-nghiep-2-nam-khong-lam-dung-nganh-cu-nhan-su-pham-phai-hoan-tra-hoc-phi
news

Tốt nghiệp 2 năm không làm đúng ngành, cử nhân sư phạm phải hoàn trả học phí

Thứ 5, 04/07/2019 | 12:02:57
923 lượt xem

Đây là một trong những nội dung đáng chú ý của Luật Giáo dục năm 2019 vừa được Quốc hội thông qua.

Cụ thể, bộ luật này quy định học sinh, sinh viên sư phạm được hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt trong toàn khóa học.

Người được hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt sau 2 năm kể từ khi tốt nghiệp nếu không công tác trong ngành giáo dục hoặc công tác không đủ thời gian quy định thì phải bồi hoàn khoản kinh phí nhà nước đã hỗ trợ. Thời hạn hoàn trả tối đa bằng thời gian đào tạo.

Tốt nghiệp 2 năm không làm đúng ngành, cử nhân sư phạm phải hoàn trả học phí

Sinh viên Trường ĐH Sư phạm Hà Nội tại một ngày hội việc làm. Ảnh: Thanh Hùng

Học sinh, sinh viên sư phạm được hưởng các chính sách học bổng khuyến khích học tập, trợ cấp xã hội, miễn, giảm học phí.

Quy định này nhằm khắc phục những hạn chế của chính sách không phải đóng học phí của học sinh, sinh viên sư phạm quy định tại Luật Giáo dục hiện hành.

Bên cạnh thay đổi chính sách tài chính dành cho sinh viên sư phạm, Luật này còn có những thay đổi khác liên quan tới giáo viên. Cụ thể là quy định nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở và giảng viên đại học.

Theo đó, chuẩn trình độ đào tạo của giáo viên mầm non từ trung cấp sư phạm lên cao đẳng sư phạm, giáo viên tiểu học từ trung cấp sư phạm lên cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên, giáo viên THCS từ cao đẳng sư phạm lên cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên.

Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.

Nhà giáo giảng dạy trình độ đại học từ đại học lên thạc sĩ.

Luật Giáo dục năm 2019 (gồm 9 chương, 115 điều), thay thế Luật Giáo dục năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục năm 2009. Luật này sẽ được giới thiệu trong buổi họp tại Văn phòng Chủ tịch nước sáng nay, 4/7 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2020.

Hiện nay, Bộ GD-ĐT đang phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và các cơ quan có liên quan xây dựng văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết các nội dung  trong Luật Giáo dục; rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành để phù hợp với nội dung của Luật Giáo dục.

Theo Hạ Anh/Vietnamnet

  • Từ khóa

Học viện Ngân hàng quy định điểm chuẩn khối C cao hơn khối còn lại 2,5 điểm

Học viện Ngân hàng sử dụng 8 tổ hợp để xét tuyển, trong đó có 2 tổ hợp khối C. Điểm chuẩn khối C sẽ cao hơn các khối còn lại 2,5 điểm.
07:08 - 24/07/2025
45 lượt xem

Chuẩn hóa chương trình giáo dục chuyên

Theo Luật Giáo dục 2019, trường chuyên được thành lập ở cấp THPT dành cho học sinh đạt kết quả xuất sắc trong học tập.
07:34 - 24/07/2025
38 lượt xem

Điểm sàn nhóm ngành đào tạo giáo viên năm 2025: Bảo đảm đủ nguồn tuyển, chất lượng

Đại diện các trường ghi nhận, ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào (điểm sàn) nhóm ngành đào tạo giáo viên năm 2025 phù hợp với thực tiễn; vừa bảo đảm đủ...
15:55 - 23/07/2025
541 lượt xem

Bê bối giáo dục y khoa chấn động Ấn Độ

Đối với công chúng Ấn Độ, vụ bê bối này đã để lại một vết nhơ sâu sắc về sự xuống cấp đạo đức trong hệ thống giáo dục.
14:22 - 23/07/2025
451 lượt xem

Thí sinh có thể tối ưu hóa cơ hội trúng tuyển

Thí sinh đạt 28,75 điểm tổ hợp A00 được xác định tương đương thí sinh đạt 28,25 điểm ở tổ hợp A01 và 27,5 ở D01.
10:38 - 23/07/2025
562 lượt xem