18
/
181611
Nhập tịch ở bóng đá thế giới diễn ra thế nào?
nhap-tich-o-bong-da-the-gioi-dien-ra-the-nao
news

Nhập tịch ở bóng đá thế giới diễn ra thế nào?

Thứ 5, 12/06/2025 | 11:31:00
2,069 lượt xem

Trước khi trở thành trào lưu phổ biến thời gian qua, nhập tịch cầu thủ từng là vấn đề tạo nên nhiều tranh cãi trong những năm 2000 của bóng đá.

Morocco viết nên câu chuyện cổ tích ở World Cup 2022 với dàn cầu thủ kiều bào - Ảnh: REUTERS

Năm 2004, FIFA tạo ra cột mốc lịch sử cho chuyện nhập tịch. Cơ quan đầu não làng bóng đá thế giới chính thức cho phép một cầu thủ có thể khoác áo tuyển trẻ của một quốc gia, rồi sau đó chuyển sang khoác áo đội tuyển một quốc gia khác, miễn là họ đăng ký trước khi lên 21 tuổi.

Câu chuyện của Yahia

Antar Yahia, tuyển thủ Algeria, trở thành trường hợp đầu tiên của quy định mới này. Cha mẹ Antar là người Algeria và chuyển đến Pháp sinh sống. Cầu thủ này từng khoác áo các đội U16 và U18 Pháp, trước khi chuyển sang chơi cho Algeria từ năm 21 tuổi.

Yahia là tiêu biểu cho câu chuyện nhập tịch cầu thủ của các nền bóng đá, thông qua việc kêu gọi những kiều bào trở về khoác áo tuyển quê hương. Hơn 10% dân số Pháp là người gốc Phi. Do đó, một bộ phận đáng kể nền thể thao Pháp đã là người da màu.

Không chỉ vậy, người gốc Phi có những lợi thế rõ rệt về thể thao. Và đặc biệt ở bóng đá, môn thể thao đại biểu cho tầng lớp lao động, tỉ lệ người da màu dần dà áp đảo. Cũng như nhiều quốc gia khác, bóng đá được xem là môn thể thao vua ở Pháp và có đến hơn 6.000 cầu thủ chuyên nghiệp. Thống kê của Reddit cho biết có hơn 50% số đó là cầu thủ gốc Phi (hơn 3.000 người).

Trong số 3.000 cầu thủ chuyên nghiệp này, số cầu thủ được gọi lên tuyển quốc gia nhiều lắm chỉ vào khoảng 100 người trong một giai đoạn nhất định, kéo dài vài năm. Tức có hơn 90% cầu thủ gốc Phi ở Pháp không bao giờ có cơ hội khoác áo "gà trống". Antar Yahia là tiêu biểu, anh có 1-2 lần chơi cho các đội trẻ của Pháp. Nhưng khoác áo tuyển quốc gia lại là một đẳng cấp hoàn toàn khác. Vì vậy, Yahia hiện thực hóa giấc mơ dự World Cup bằng cách chọn màu áo quê hương Algeria.

Và Yahia đã được tham dự World Cup 2010. Với một cầu thủ dành cả sự nghiệp để chơi cho các CLB hạng xoàng của Ligue 1 hay Bundesliga, như vậy là quá vinh dự. Chẳng người Pháp nào giận Yahia khi anh quay lưng lại với mảnh đất đã nuôi dưỡng mình.

Ngược lại, cũng chẳng có người Algeria nào chỉ trích Zidane được khi anh chọn màu áo tuyển Pháp. Xuất thân của Zidane và Yahia là tương tự nhau.

Dàn cầu thủ nhập tịch của Malaysia (áo vàng) khiến đội tuyển Việt Nam bại trận 0-4 - Ảnh: ANH KHOA

Điều kiện cần của nhập tịch

Đó chính là cội nguồn của trào lưu nhập tịch đang rất phổ biến hiện nay: kêu gọi những cầu thủ kiều bào. Tại World Cup 2022, Morocco và Senegal đã rất thành công với một dàn cầu thủ từng khoác áo đội trẻ của Pháp. Ngoài Morocco và Senegal, bóng đá Pháp còn "đào tạo" tuyển thủ quốc gia cho Algeria, Bờ Biển Ngà, Tunisia, Gabon, Mali...

Trong khi đó Ghana, Nigeria, Cameroon lại sử dụng cầu thủ kiều bào từ Anh. Tiêu biểu là Ademola Lookman - ngôi sao sinh trưởng tại Anh, từng khoác áo các đội U19, U20 và U21 Anh, nhưng rồi quyết định chuyển sang quốc tịch Nigeria vào năm 25 tuổi. 

Con đường nhập tịch mà các nền bóng đá châu Phi theo đuổi đã tạo nên cơ sở cho những nền bóng đá nhỏ bé hơn như Philippines, Indonesia và hiện tại là Malaysia. Nếu người hâm mộ khen ngợi hành trình của Morocco tại World Cup 2022 là phi thường, họ chẳng có lý do gì để chê trách Indonesia. Về bản chất, Indonesia làm tương tự như Morocco hay Senegal.

LĐBĐ Indonesia (PSSI), với vị chủ tịch tỉ phú Erick Thohir, đã tích cực săn tìm những ngôi sao mang huyết thống xứ vạn đảo ở Hà Lan - quốc gia có quan hệ lâu đời với Indonesia, sau đó thuyết phục họ trở về khoác áo đội tuyển quê nhà.

Theo CBS, tỉ lệ dân số Hà Lan có gốc gác Indonesia hiện tại lên đến 2%, tức khoảng gần 400.000 người. Với con số lớn đến như vậy, không quá khó khăn để PSSI săn tìm những cầu thủ Hà Lan có đủ điều kiện khoác áo Indonesia.

Không dễ thuyết phục

2 năm trước, PSSI từng tìm đến hai anh em nhà Reijnders - Tijjani và Eliano - để thuyết phục họ trở về khoác áo tuyển Indonesia. Nhưng rốt cuộc chỉ Eliano - người có trình độ kém xa - đồng ý. Tijjani được triệu tập lên tuyển Hà Lan ngay sau đó và giờ đây đã trở thành một siêu sao hàng đầu thế giới.

Câu chuyện của nhà Reijnders cho thấy một bản chất khác của việc nhập tịch. Các cầu thủ chỉ chịu khoác áo tuyển quê hương một khi họ không có cơ hội tại nền bóng đá hùng mạnh mà mình sinh trưởng.


Theo Huy Đăng/ Tuổi Trẻ

https://tuoitre.vn/nhap-tich-o-bong-da-the-gioi-dien-ra-the-nao-20250612100353449.htm

  • Từ khóa

Bóng đá Indonesia có thay đổi lịch sử, cầu thủ bản địa 'hết cửa' chơi bóng

Giải vô địch quốc gia Indonesia vừa có bước ngoặt lịch sử, khi thay đổi về quy định số lượng ngoại binh ở mỗi CLB.
15:43 - 09/07/2025
85 lượt xem

Club World Cup: Real Madrid tái mặt vì sự cố máy bay trước bán kết

Chuyến bay chở Real Madrid đến New York dự bán kết FIFA Club World Cup 2025 đã gặp sự cố vì thời tiết, buộc đội bóng này hoãn tập và hủy họp báo.
14:41 - 09/07/2025
123 lượt xem

Mbappé và cuộc tái ngộ định mệnh với PSG

FIFA Club World Cup đang đi đến hồi kết và cuộc chạm trán giữa Real Madrid và PSG ở bán kết lúc 2 giờ ngày 10-7 c là một trong những trận đấu "trong...
11:23 - 09/07/2025
177 lượt xem

Bóng bàn Trung Quốc nhận thất bại gây sốc

Trong ngày khai mạc US Smash - một trong những giải đấu danh giá nhất làng bóng bàn, Trung Quốc nhận thất bại gây sốc khi có đến 3 tay vợt bị loại...
09:23 - 09/07/2025
217 lượt xem

Mbappe rút đơn kiện PSG

Tiền đạo Kylian Mbappe có hành động bất ngờ với PSG ngay trước khi cùng Real Madrid đối đầu đội bóng cũ tại bán kết FIFA Club World Cup 2025.
07:24 - 09/07/2025
266 lượt xem