213
/
181451
Nghiên cứu không động vật: Công nghệ mở lối cho y sinh tương lai
nghien-cuu-khong-dong-vat-cong-nghe-mo-loi-cho-y-sinh-tuong-lai
news

Nghiên cứu không động vật: Công nghệ mở lối cho y sinh tương lai

Thứ 2, 09/06/2025 | 16:37:00
1,959 lượt xem

Với sự phát triển vượt bậc của trí tuệ nhân tạo (AI), các nhà khoa học đang dần thay thế mô hình động vật bằng các công nghệ thông minh, nhanh chóng và chính xác hơn, nhân đạo hơn.

Việc sử dụng động vật trong nghiên cứu y sinh đã tồn tại hàng thế kỷ - Ảnh: AI

Những giới hạn của mô hình động vật

Chuột, thỏ, khỉ và nhiều loài động vật khác đã trở thành "người bạn đồng hành" trong phòng thí nghiệm suốt nhiều thế hệ. Chúng được sử dụng để kiểm tra độc tính của thuốc, nghiên cứu bệnh học và thử nghiệm phương pháp điều trị mới. Tuy nhiên, nhiều bằng chứng khoa học cho thấy kết quả nghiên cứu trên động vật không luôn phản ánh chính xác phản ứng sinh học ở người.

Theo số liệu từ Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), có đến 90% loại thuốc từng cho kết quả tích cực trên động vật lại thất bại khi thử nghiệm trên người. Lý do là vì sự khác biệt đáng kể về gene, cấu trúc sinh học và hệ miễn dịch giữa người và các loài động vật, khiến dữ liệu thu được từ động vật đôi khi không thể chuyển giao hiệu quả.

Bên cạnh đó, việc duy trì mô hình nghiên cứu trên động vật tiêu tốn nhiều thời gian, chi phí và gây ra những tranh cãi về đạo đức. Đây chính là động lực để các nhà khoa học tìm kiếm giải pháp thay thế, và AI chính là một trong những hướng đi đầy triển vọng.

Trí tuệ nhân tạo: cỗ máy lọc dữ liệu và mô phỏng sinh học

AI có khả năng xử lý và phân tích khối lượng dữ liệu khổng lồ mà con người không thể làm được trong thời gian ngắn. Trong nghiên cứu y sinh, AI có thể rà soát hàng trăm ngàn tài liệu khoa học, phân tích cấu trúc phân tử của hàng chục ngàn hợp chất, dự đoán độc tính, hiệu quả và cơ chế tác động của thuốc lên cơ thể người mà không cần thử nghiệm trên động vật.

Một nghiên cứu gần đây tại Mỹ cho thấy AI có thể dự đoán độc tính gan của hợp chất với độ chính xác lên tới 87%, cao hơn đáng kể so với nhiều phương pháp thử nghiệm hiện hành. Thậm chí, các nhà khoa học còn mô phỏng hơn 100.000 "chuột ảo" trên hệ thống máy tính để thử nghiệm hiệu quả thuốc, điều không thể thực hiện trong thế giới thực vì lý do đạo đức và kinh phí.

AI cũng được ứng dụng trong nghiên cứu vắc xin COVID‑19, giúp rút ngắn đáng kể thời gian phát triển. Với sự hỗ trợ của AI, các nhà khoa học có thể xác định nhanh vùng protein của vi rút (epitope) có khả năng tạo phản ứng miễn dịch, từ đó thiết kế vắc xin hiệu quả mà không cần dùng đến mô hình chuột truyền thống trong nhiều giai đoạn đầu.

AI không hoạt động đơn độc, mà thường được kết hợp với các công nghệ sinh học như mô cơ quan trên chip (organoids), mô in 3D hay hệ thống đa cơ quan (body-on-chip). Các mô hình này sử dụng tế bào người để mô phỏng chức năng sinh học của gan, tim, não... và khi kết hợp với AI, hệ thống có thể phân tích phản ứng phức tạp của thuốc hoặc bệnh lý trong môi trường gần giống như cơ thể người.

Ví dụ, mô phổi nhân tạo được kết nối với AI để đánh giá mức độ xâm nhập của vi rút SARS-CoV-2 cho kết quả tương đương thí nghiệm trên chuột, nhưng nhanh và chính xác hơn nhiều. Từ đó, các thử nghiệm có thể được thực hiện theo hướng cá nhân hóa dựa trên tế bào gốc của chính bệnh nhân, thay vì dùng mô hình động vật tiêu chuẩn hóa như trước kia.

Định hình một kỷ nguyên không động vật trong nghiên cứu y sinh

Sự kết hợp giữa AI và công nghệ sinh học đang tạo ra nền tảng cho một kỷ nguyên mới: nghiên cứu không động vật. Điều này không chỉ giúp giảm thiểu chi phí và thời gian, mà còn nâng cao độ chính xác trong dự đoán phản ứng thuốc, đặc biệt trong bối cảnh y học cá nhân hóa đang trở thành xu thế chủ đạo.

Nhiều quốc gia, trong đó có Mỹ, đã bắt đầu nới lỏng quy định bắt buộc thử nghiệm thuốc trên động vật trước khi tiến hành thử nghiệm lâm sàng. Đây là tín hiệu rõ ràng cho thấy thế giới khoa học đang chuyển mình, từng bước tiến đến một mô hình nghiên cứu hiệu quả, nhân đạo và hiện đại hơn nhờ sự trợ lực của trí tuệ nhân tạo.

Theo Minh Hải/ Tuổi Trẻ

https://tuoitre.vn/nghien-cuu-khong-dong-vat-cong-nghe-mo-loi-cho-y-sinh-tuong-lai-20250609142417126.htm

  • Từ khóa

Microsoft cảnh báo tin tặc có thể tấn công máy chủ nhiều chính phủ, doanh nghiệp

Microsoft thông báo phát hiện lỗ hổng bảo mật ở phần mềm máy chủ mà các cơ quan chính phủ và doanh nghiệp sử dụng để chia sẻ tài liệu nội bộ.
17:06 - 21/07/2025
49 lượt xem

Những lưu ý để sạc pin điện thoại trên máy bay được an toàn

Hiện nay việc sạc pin điện thoại trong chuyến bay đã trở thành một nhu cầu thiết yếu của hành khách, điều này dẫn đến một số lo ngại về sự an toàn.
15:12 - 21/07/2025
88 lượt xem

Hơn 29 triệu tin nhắn Zalo cảnh báo khẩn đến người dân trước siêu bão Wipha

Đến 13 giờ ngày 22-7, dự kiến bão Wipha sẽ ở vùng ven biển Quảng Ninh - Thanh Hoá, cường độ cấp 10-11, giật cấp 14.
09:18 - 21/07/2025
221 lượt xem

Dữ liệu thuộc bí mật Nhà nước khi liên thông, đồng bộ phải được mã hóa

Dữ liệu thuộc bí mật Nhà nước khi liên thông, đồng bộ được phân loại, mã hóa bằng giải pháp bảo mật cơ yếu theo đúng cấp độ bí mật và được xử lý trên các...
07:33 - 21/07/2025
239 lượt xem

Mối đe dọa từ những chiếc USB không rõ nguồn gốc

Một thực tế mà nhiều người không hay biết chính là một chiếc USB đơn giản cũng có thể trở thành mối đe dọa nghiêm trọng cho an ninh mạng.
15:37 - 20/07/2025
636 lượt xem