19
/
182707
Dạy con không phải tìm cách để chúng sợ hãi mình
day-con-khong-phai-tim-cach-de-chung-so-hai-minh
news

Dạy con không phải tìm cách để chúng sợ hãi mình

Thứ 7, 05/07/2025 | 19:48:00
1,887 lượt xem

Theo TS Nguyễn Hồng Phương, nếp nhà là trái tim của gia đình, di sản từ quá khứ. Có những nếp nhà tốt đẹp cần tiếp tục giữ lại và phát triển, nhưng có những điều không còn phù hợp với thời đại thì phải can đảm thay đổi.

TS Nguyễn Hồng Phương, tác giả sách Nếp nhà, cho rằng không phải tất cả nếp nhà đều đáng giữ - Ảnh: HỒ LAM

Sáng 5-7, tại TP.HCM diễn ra buổi giao lưu ra mắt sách Nếp nhà - Từ gốc rễ đến ngọn gió cùng TS Nguyễn Hồng Phương. 

Gia đình, với yêu thương và những giá trị truyền thống vững chắc, là gốc rễ nuôi dưỡng Nguyễn Hồng Phương trên hành trình trưởng thành. Nếp nhà là quyển sách đầu tay của chị, như hành trình nối dài những điều đã được gieo trong lòng với mong muốn lan tỏa sự kết nối, tỉnh thức và yêu thương đến mỗi gia đình trong mọi thời đại.

Nếp nhà là trái tim của gia đình

Nếp nhà - Từ gốc rễ đến ngọn gió không cố đóng khuôn với một hình mẫu gia đình hoàn hảo. Từng câu chuyện, bài học sẽ là một dấu chấm lặng khiến ta chững lại giữa nhịp sống vội vã và tự đối thoại với chính mình, để tạo nên những kết nối ý nghĩa và bền chặt với các thành viên trong gia đình, dù ở bất kỳ thế hệ nào.

Xuyên suốt 10 chương của quyển sách, tác giả đều gửi gắm một "lời mời thực hành" để khơi gợi nhận thức, tạo cảm hứng, khích lệ sự thấu hiểu và thúc đẩy hành động tích cực nơi độc giả.

Ba phần của quyển sách mang đến cho bạn đọc một lộ trình thực hành, giúp ta tái thiết lập sự kết nối trong gia đình. 

Nếu phần 1 - Nếp nhà - gốc rễ gia đình là sự quay về với những giá trị nền tảng đã thấm sâu qua từng bữa cơm, tiếng nói, ánh mắt của các thành viên trong gia đình thì phần 2 mở ra cái nhìn về cách các thế hệ tiếp nối nhau không chỉ bằng huyết thống, mà còn qua nếp nhà và những giá trị này không ngừng giao thoa, phát triển.

Ở phần cuối cùng - Di sản gia đình: kết nối, vươn xa và tôn tạo khẳng định nếp nhà, một khi được gìn giữ và phát triển đúng cách, sẽ trở thành một di sản tinh thần vô giá.

Với tác giả Nguyễn Hồng Phương, "nếp nhà không chỉ là những di sản từ quá khứ mà còn là những giá trị đang sống, đang thở trong cuộc sống hiện tại của mỗi chúng ta. 

Nó là phần hồn, trái tim của gia đình, được xây dựng nên từ những khoảnh khắc bình dị, yêu thương chân thành và những giọt mồ hôi cần mẫn, để rồi theo thời gian, thấm đẫm những ý nghĩa sâu sắc, không thể nhạt phai".

Sách Nếp nhà đề cập đến những giá trị cần có trong gia đình - Ảnh: NXB

Không phải tất cả nếp nhà đều đáng giữ

Tuy nhiên, theo Nguyễn Hồng Phương, chúng ta cũng cần nhìn nhận một cách thẳng thắn rằng không phải mọi nếp nhà đều mang trong mình những giá trị tích cực.

"Có những thói quen tốt đẹp mà chúng ta cần tiếp tục gìn giữ và phát huy, nhưng cũng có những điều đã không còn phù hợp với thời đại mà chúng ta cần can đảm thay đổi, để gia đình có thể phát triển một cách tốt đẹp hơn.

Chẳng hạn, thế hệ trước có quan niệm "trẻ con thì không được phép lên tiếng khi người lớn đang nói chuyện". 

Nhưng ngày nay, việc khuyến khích con trẻ tự do bày tỏ quan điểm một cách đúng mực lại vô cùng quan trọng để giúp chúng rèn tư duy độc lập, sự tự tin, năng lực giao tiếp", chị Phương phân tích.

Theo chị, mỗi thành viên trong gia đình cần quan sát để hiểu, chọn lọc, thay đổi và chuyển hóa để nếp nhà trở thành một di sản tốt đẹp. 

Ví dụ như trong việc dạy dỗ, giáo dục con cái, thay vì "thương cho roi, cho vọt" thì cha mẹ có thể thay đổi cách xử lý cảm xúc của mình khi con phạm lỗi. 

"Hãy dành một cuộc đối thoại bình tĩnh, một sự hướng dẫn nhẹ nhàng để giúp trẻ hiểu đúng vấn đề hơn là sợ hãi trước hình phạt. Tôi nghiệm ra rằng: Dạy con không phải là tìm cách khiến con sợ hãi mình, mà là hành trình để hai bên hiểu nhau hơn", chị Phương nói. 

Sau khi nhận bằng tiến sĩ công nghệ thông tin tại Pháp năm 1998, Nguyễn Hồng Phương trở về Việt Nam và dành hơn 25 năm cho giáo dục với nhiều vai trò từ giảng viên, nhà quản lý đến giám đốc đào tạo tại các cơ sở giáo dục như: Đại học Hoa Sen, Đại học FPT, Viện Quản trị & Công nghệ FSB.

Hiện tại, chị giữ vai trò Chief Well-being Officer (CWO) tại Khối Giáo dục FPT.

Theo Hồ Lam/ Tuổi trẻ

https://tuoitre.vn/day-con-khong-phai-tim-cach-de-chung-so-hai-minh-2025070514275641.htm

  • Từ khóa

Phim truyền hình tôn vinh nghề và văn hóa Việt

Những bộ phim truyền hình Việt lên sóng gần đây có nhiều sự thay đổi, mở rộng về nội dung khi bám sát thực tế với những câu chuyện về cuộc sống của những...
21:59 - 09/07/2025
7 lượt xem

Phát động Cuộc thi sáng tạo video du lịch trên Youtube Shorts "Việt Nam: Đi để yêu"

Ngày 9/7, tại Hà Nội, Trung tâm Thông tin du lịch (Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam) phối hợp YouTube và MCV Group chính thức phát động cuộc thi sáng tạo...
14:36 - 09/07/2025
91 lượt xem

Quảng Ninh quyết dẹp tình trạng '9 tháng mài dao, 3 tháng chặt chém'

Từ nay đến cuối năm, P.Bãi Cháy (Quảng Ninh) sẽ tổ chức kiểm tra môi trường kinh doanh du lịch, tập trung xử lý nghiêm các đối tượng 'cò mồi', cơ sở 'chặt...
12:59 - 09/07/2025
130 lượt xem

Check-in có trách nhiệm: Làn sóng du lịch bền vững

Không còn là trào lưu nhất thời, hiện tại du lịch bền vững đã trở một trong những tiêu chí quan trọng cho du khách mỗi khi lựa chọn một hành trình. Tại...
09:03 - 09/07/2025
230 lượt xem

Thí sinh Việt Nam đăng quang Nam vương Du lịch Thanh thiếu niên Toàn cầu 2025 tại Thái Lan

Đại diện Việt Nam – Wang An Nam đã xuất sắc đăng quang danh hiệu Nam vương Du lịch Thanh thiếu niên Toàn cầu 2025 – Mister Tourism Junior Global 2025 tại...
07:40 - 09/07/2025
253 lượt xem