19
/
182879
Phim truyền hình tôn vinh nghề và văn hóa Việt
phim-truyen-hinh-ton-vinh-nghe-va-van-hoa-viet
news

Phim truyền hình tôn vinh nghề và văn hóa Việt

Thứ 4, 09/07/2025 | 21:59:55
7 lượt xem

Những bộ phim truyền hình Việt lên sóng gần đây có nhiều sự thay đổi, mở rộng về nội dung khi bám sát thực tế với những câu chuyện về cuộc sống của những phận người thấp bé trong xã hội, tôn vinh nghề và giá trị văn hóa truyền thống Việt.

Góc nhìn mới với những câu chuyện nghề

Nếu như trước đây phim truyền hình thường là những câu chuyện tình yêu với cảnh nóng, người thứ ba, đánh ghen, chuyện hôn nhân - tình yêu thời hiện đại lặp đi lặp lại thì giờ đây khai thác sâu hơn ở nhiều tầng lớp, phận người trong xã hội, tạo nên những nội dung đời hơn. Đây cũng là điều đáng ghi nhận cho sự phát triển ở mảng phim truyền hình với đề tài phong phú, kịch bản bám sát đời sống.

Phim truyền hình tôn vinh nghề và văn hóa Việt- Ảnh 1.

Phim Dịu dàng màu nắng ẢNH: VFC

Trong đó Dịu dàng màu nắng, Cầu vồng ở phía chân trời Người thừa kế Tâm Đức mang đến những câu chuyện sâu sắc về người lao động, tình thân và văn hóa truyền thống Việt. Không chỉ dừng lại ở tuyến nhân vật hấp dẫn, các phim này đặc biệt gây ấn tượng khi khai thác chân thực và trân trọng những nghề nghiệp như: công nhân, người giúp việc và cả người làm mì Quảng truyền thống.

Trong Dịu dàng màu nắng, thân phận công nhân và giấc mơ sống tốt giữa xóm trọ được đạo diễn Bùi Quốc Việt đưa lên màn ảnh nhỏ không phải là để tô vẽ cuộc sống nghèo khó mà đi sâu vào chất liệu đời sống thật: những buổi tăng ca kiệt sức, mối lo cơm áo, và cả những khát khao rất người về hạnh phúc gia đình, tình yêu, sự đổi đời. Nhân vật Xuân, một cô gái thực tế, thực dụng nhưng tốt tính, là điển hình cho mẫu người lao động trẻ hiện nay: biết lo xa, giỏi thích nghi, và không ngừng cố gắng để vươn lên. Bộ phim xây dựng công nhân trong các tình huống thường nhật để làm bật lên phẩm chất đáng quý: lòng tử tế, tình nghĩa, sự đùm bọc giữa những con người xa lạ. "Đề tài công nhân luôn là mảng thú vị lâu nay nhưng không được khai thác nhiều trên phim. Trong một chuyến khảo sát thực tế để tìm đề tài, chúng tôi có ý tưởng này và khai thác ở góc nhìn hiện đại, thiết thực, bám sát đời sống hơn", biên kịch Trịnh Đan Phượng chia sẻ.

Không còn bị "đóng khung" là vai phụ, người giúp việc trong Cầu vồng ở phía chân trời trở thành trung tâm của câu chuyện, từ hành động đến tâm lý và chiều sâu xã hội. Tuyết và Ngà - hai người phụ nữ giúp việc ở hai căn hộ của ông bố - bà mẹ đơn thân, không chỉ giữ cho bữa cơm gia đình "chạy trơn tru" mà còn là người kết nối, xoa dịu và chữa lành các mối quan hệ rạn nứt.

Việc đặt người giúp việc vào vai trò quan trọng thể hiện tư duy mới mẻ, hiện đại của ê kíp sản xuất: nhìn nhận lao động giúp việc không còn là "hậu trường" mà là một nghề cần được tôn trọng. Phim thẳng thắn đặt câu hỏi: "Gia đình hiện đại có thể vận hành trọn vẹn nếu thiếu đi người giúp việc?". Đây là cách nhìn thấu đáo, sắc bén về sự phụ thuộc, trách nhiệm và lòng biết ơn với những người được xem là tầng lớp thấp trong xã hội. Đồng thời, phim không bỏ qua áp lực tinh thần của những người làm công việc này: cô đơn, dễ bị xem nhẹ, nhưng luôn là người giữ gìn nhịp sống gia đình một cách thầm lặng. Chia sẻ với Thanh Niên, biên kịch Lại Phương Thảo của bộ phim khẳng định: "Nghề giúp việc là một nghề ngày càng "có chỗ đứng" trong xã hội. Như bao ngành nghề khác, những người giúp việc có câu chuyện của họ; có "chuyên môn" riêng; có môi trường làm việc khốc liệt và luôn cần nỗ lực để không bị đào thải. Đó là một thế giới thu nhỏ nhiều màu sắc, nhiều bi hài để khai thác thành nội dung phim, đem lại sự gần gũi, thú vị với khán giả".

Tôn vinh ẩm thực - văn hóa truyền thống

Phim Người thừa kế Tâm Đức phát sóng trên SCTV14 đã đưa nghề làm mì Quảng và hồn cốt ẩm thực miền Trung vào mạch chính của câu chuyện. Ông Tâm - một người từng từ bỏ đam mê làm mì để theo đuổi kinh doanh, chìm trong khủng hoảng khi không còn lý tưởng sống. Chính lúc đó, niềm đam mê bị bỏ quên của ông trở lại, giúp cho chính ông và cả những người trẻ xung quanh. Đạo diễn Thái Trình của bộ phim cho biết mong muốn của ê kíp khi nói đến ẩm thực là để làm cầu nối truyền tải giá trị văn hóa và truyền thống dân tộc. "Du khách nào đến VN cũng muốn khám phá sự độc đáo và sức hút của những món ăn truyền thống. Đó là một phần bản sắc khiến chúng ta trở nên đặc biệt. Vì vậy, tôi luôn đau đáu suy nghĩ: tại sao không dùng màn ảnh để góp phần gìn giữ và lan tỏa tinh hoa này? Chúng tôi chọn nghề làm mì Quảng, một lựa chọn tuy mộc mạc nhưng chứa đựng cả chiều sâu văn hóa. Mì Quảng không chỉ là món ăn, mà còn là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và thể hiện lòng hiếu khách của người Quảng Nam. Câu chuyện trong phim không chỉ để tôn vinh một món ăn, mà để kể về cả một nếp sống", đạo diễn Thái Trình chia sẻ.

Phim truyền hình tôn vinh nghề và văn hóa Việt- Ảnh 2.

Phim Người thừa kế Tâm Đức ẢNH: NSX

Theo tiết lộ thêm của đạo diễn thì việc tái hiện không gian sống đậm chất miền Trung, đặc biệt là bối cảnh Tiệm Mì Quảng, là một hành trình không hề dễ dàng. Bối cảnh này xuất hiện xuyên suốt trong phim, lại cần phân chia thành hai thời kỳ: quá khứ và hiện tại. Việc tìm kiếm, dựng cảnh, chuẩn bị đạo cụ tốn rất nhiều công sức và chi phí.

Trong các bộ phim kể trên, nghề nghiệp không chỉ là cái nền mà là mạch sống của từng tuyến nhân vật. Phim truyền hình Việt đang cho thấy một bước chuyển mạnh mẽ: lấy lao động chân chính và văn hóa bản địa làm cốt lõi để kể những câu chuyện tử tế, nhiều cảm xúc. Đây là tín hiệu đáng mừng cho thấy phim truyền hình Việt đang ngày một bám sát đời sống, không chỉ để giải trí mà còn để tôn vinh lao động, văn hóa và lòng nhân ái - những điều rất Việt và không bao giờ cũ.

Theo Thu Thủy/ Thanh niên

https://thanhnien.vn/phim-truyen-hinh-ton-vinh-nghe-va-van-hoa-viet-185250708223319453.htm

  • Từ khóa

Phát động Cuộc thi sáng tạo video du lịch trên Youtube Shorts "Việt Nam: Đi để yêu"

Ngày 9/7, tại Hà Nội, Trung tâm Thông tin du lịch (Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam) phối hợp YouTube và MCV Group chính thức phát động cuộc thi sáng tạo...
14:36 - 09/07/2025
95 lượt xem

Quảng Ninh quyết dẹp tình trạng '9 tháng mài dao, 3 tháng chặt chém'

Từ nay đến cuối năm, P.Bãi Cháy (Quảng Ninh) sẽ tổ chức kiểm tra môi trường kinh doanh du lịch, tập trung xử lý nghiêm các đối tượng 'cò mồi', cơ sở 'chặt...
12:59 - 09/07/2025
133 lượt xem

Check-in có trách nhiệm: Làn sóng du lịch bền vững

Không còn là trào lưu nhất thời, hiện tại du lịch bền vững đã trở một trong những tiêu chí quan trọng cho du khách mỗi khi lựa chọn một hành trình. Tại...
09:03 - 09/07/2025
233 lượt xem

Thí sinh Việt Nam đăng quang Nam vương Du lịch Thanh thiếu niên Toàn cầu 2025 tại Thái Lan

Đại diện Việt Nam – Wang An Nam đã xuất sắc đăng quang danh hiệu Nam vương Du lịch Thanh thiếu niên Toàn cầu 2025 – Mister Tourism Junior Global 2025 tại...
07:40 - 09/07/2025
253 lượt xem

Bức ảnh Việt Nam chụp từ trên cao gây ấn tượng trong giải thưởng quốc tế

Giải thưởng Nhiếp ảnh thiên nhiên trên không quốc tế năm 2025 vừa công bố những bức ảnh chiến thắng đẹp nhất, trong đó có ảnh chụp cánh đồng ở Việt Nam...
15:55 - 08/07/2025
656 lượt xem