19
/
183201
Độc lạ bảo vật quốc gia: Đôi nghê đồng mất đuôi tinh xảo thời Lê Trung Hưng
doc-la-bao-vat-quoc-gia-doi-nghe-dong-mat-duoi-tinh-xao-thoi-le-trung-hung
news

Độc lạ bảo vật quốc gia: Đôi nghê đồng mất đuôi tinh xảo thời Lê Trung Hưng

Thứ 5, 17/07/2025 | 12:22:00
191 lượt xem

Người thợ thủ công thời Lê Trung Hưng đã tiếp thu nghệ thuật từ thời Đông Sơn và làm ra đôi nghê đồng tinh xảo, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Hà Nội.

Nguyên vẹn, nguyên dáng

Hồ sơ bảo vật quốc gia đôi tượng nghê đồng cho biết hiện vật được Bảo tàng Hà Nội sưu tầm năm 1992. Khi đưa về tới đây, đôi tượng nghê đồng vẫn đang bị phủ nhiều đất và một số mảng nhỏ trên thân và chân bị sứt, vỡ. "Chứng tỏ cổ vật đã được người dân phát hiện ngẫu nhiên. Hiện nay, đôi tượng nghê đồng được bảo quản tốt, lớp patin xanh đồng xám phủ đều. Đây là kết quả của quá trình lưu giữ, bảo quản của bảo tàng để phục vụ tốt cho công tác nghiên cứu, trưng bày phát huy giá trị", Bảo tàng Hà Nội thông tin.

Độc lạ bảo vật quốc gia: Đôi nghê đồng mất đuôi tinh xảo thời Lê Trung Hưng- Ảnh 1.

Đôi nghê bảo vật quốc gia ở Bảo tàng Hà Nội ẢNH: CỤC DI SẢN VĂN HÓA

Thông tin từ hồ sơ bảo vật cho biết: "Đôi tượng nghê đồng tuy bị mất đuôi nhưng nhìn tổng thể còn nguyên vẹn và nguyên dáng. Bảo tàng Hà Nội đã xử lý bảo quản đảm bảo yêu cầu lưu giữ và phát huy trong công tác nghiên cứu và trưng bày".

Theo Bảo tàng Hà Nội, đôi tượng nghê đồng được thể hiện trong tư thế ngồi quỳ chầu, với phong cách tác phẩm tượng tròn không liền khối gồm 3 phần rời nhau: đầu - thân - đuôi (đã mất), sau đó được lắp ghép bằng mộng và chốt để tạo nên một tác phẩm hoàn chỉnh, khó nhận biết được dấu vết, ẩn chứa một ý niệm của tín ngưỡng, tâm linh.

Đôi nghê được đánh giá có tư thế ngồi quỳ chầu vững chãi, uy nghiêm. Hai chân trước chống thẳng, đầu ngẩng cao, mặt hướng lên phía trên, mắt nhìn thẳng phía trước. Khuôn mặt nghê được diễn tả sinh động từ đôi mắt sâu, lông mày to, rậm, mũi lớn, miệng rộng, lưỡi cong, hàm răng lộ rõ với hai răng nanh ấn tượng như đang cười, cho thấy sự uy nghiêm nhưng lại có cảm giác gần gũi. Khuôn mặt nghê được đánh giá do nghệ nhân rất dụng công mà tạo thành.

Thân nghê tròn lẳn, bụng hóp, ngực nở ưỡn về phía trước, cổ đeo lục lạc. Nghê có những đường gân nổi ở cổ, ở ức diễn tả sự gầy guộc của một linh vật mẫn cán, canh gác chốn linh thiêng nơi thờ tự. Toàn thân nghê được phủ lớp lông dày, xoắn tròn ở phía đầu, nhưng vẫn lộ ra mảng xương sườn, mảng gân nổi kết hợp với cổ và ức thể hiện sự khổ hạnh của chốn tu hành.

Hồ sơ bảo vật quốc gia cho rằng: "…đó là loài linh vật không có thật, nhưng đâu đó vẫn thấy những yếu tố thật của một loài vật vốn rất gần gũi với đời sống của con người, là những người bạn, người đày tớ trung thành của con người trong đời sống thường nhật".

Truyền thống Đông Sơn trở lại

Điều được đánh giá cao ở đôi nghê chính là trang trí hoa văn dày đặc nhưng vẫn rạch ròi và khúc chiết. Những bộ râu, lông, lục lạc… được thể hiện bằng những đường nét li ti. Điều này cho thấy tài của người sáng tạo, người thợ thủ công. Quan trọng hơn là cho thấy sự quay lại với truyền thống của hơn 1.000 năm trước - thời kỳ hoàng kim của văn hóa Đông Sơn với các hoa văn dày đặc trên trống đồng. Kỹ thuật siêu đẳng của nghề đúc đồng Đông Sơn dường như cũng quay trở lại thời Lê Trung Hưng qua độ siêu mỏng của vật đúc và hầu như không có lỗi kỹ thuật do quy trình đúc để lại.

Đôi tượng nghê đồng của Bảo tàng Hà Nội nằm trong số ít tác phẩm nghệ thuật tôn giáo bằng đồng được phát hiện ở VN. Hiện tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia, Sưu tập cổ vật An Biên (Hải Phòng), Bảo tàng Hải Phòng, Bảo tàng Nam Định (tỉnh Ninh Bình) đều đang lưu giữ loại hình tượng nghê đồng nhưng đã hư hỏng nhiều, hoặc vỡ, hoặc không còn cả đôi đối xứng. Riêng đôi tượng nghê thuộc Sưu tập cổ vật An Biên (Hải Phòng) còn nguyên vẹn nhất, nhưng đó là loại hình tượng nghê trên đài đốt trầm, khác với đôi nghê của Bảo tàng Hà Nội là linh thú quỳ chầu canh. Thêm vào đó, đôi nghê của Bảo tàng Hà Nội cũng lớn hơn nhiều (cao 59 cm, nặng 12 kg) so với đôi nghê An Biên (45 cm, nặng 3 kg).

Một trong những lý do để đôi nghê đồng này trở thành bảo vật quốc gia là chúng mang giá trị nghệ thuật tiêu biểu cho một thời đại. Theo hồ sơ di sản, ở thời Lê Trung Hưng (thế kỷ 17 - 18), nghê thực sự phát triển và định hình, trở thành đề tài nổi bật về nghệ thuật tôn giáo, tín ngưỡng VN. Thậm chí, nghê còn là hình tượng vượt trội nhất ở thời Lê Trung Hưng để tạo nên một phong cách nghệ thuật dễ nhận dạng. Đôi nghê đồng này có tiếp thu từ trang trí trên trống và thạp đồng thời Đông Sơn, rất gần với gốm sứ Lý - Trần, thống đồng thời Trần, lư hương thời Mạc của nghệ nhân Đặng Huyền Thông.

Theo Trinh Nguyễn/ Thanh niên

https://thanhnien.vn/doc-la-bao-vat-quoc-gia-doi-nghe-dong-mat-duoi-tinh-xao-thoi-le-trung-hung-185241008214311168.htm

  • Từ khóa

Lượng tìm kiếm về du lịch Việt Nam của du khách Ba Lan, Thụy Sĩ và Cộng hòa Séc tăng vọt

Theo thống kê từ Agoda, từ ngày 1/1-23/6, số lượng tìm kiếm lưu trú tại Việt Nam từ Ba Lan đã tăng vọt 306%, Cộng hòa Séc 155% và Thụy Sĩ 68% so cùng kỳ...
15:31 - 17/07/2025
119 lượt xem

Trại hè Việt Nam năm 2025: Viết tiếp câu chuyện hòa bình

Tối 16/7, Trại hè Việt Nam 2025 đã chính thức khai mạc tại Đắk Lắk. Đây là sự kiện thường niên do Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (Bộ Ngoại...
15:29 - 17/07/2025
125 lượt xem

Lượng tìm kiếm về du lịch Việt Nam của du khách Ba Lan, Thụy Sĩ và Cộng hòa Séc tăng vọt

Theo thống kê từ Agoda, từ ngày 1/1-23/6, số lượng tìm kiếm lưu trú tại Việt Nam từ Ba Lan đã tăng vọt 306%, Cộng hòa Séc 155% và Thụy Sĩ 68% so cùng kỳ...
15:03 - 17/07/2025
137 lượt xem

Tiềm năng du lịch văn hóa của vùng lõi Huế

Phường Phú Xuân vừa được thành lập trên cơ sở sáp nhập 6 phường nội và ngoại thành Huế, bao trọn Hoàng thành, Tử Cấm thành và phố cổ Đông Ba, Gia Hội. Đây...
11:30 - 17/07/2025
208 lượt xem

Loạt nghệ sĩ nổi tiếng có mặt trong "V Concert - Rạng rỡ Việt Nam"

Góp mặt trong chương trình là các ca sĩ Hà Anh Tuấn, Đen, Noo Phước Thịnh, Hồ Ngọc Hà, Trúc Nhân, Tóc Tiên, Hoàng Thùy Linh, Hòa Minzy, Phương Mỹ Chi
16:50 - 16/07/2025
677 lượt xem