190
/
147031
Vì sao nhiều người bị đau bụng sau khi uống sữa?
vi-sao-nhieu-nguoi-bi-dau-bung-sau-khi-uong-sua
news

Vì sao nhiều người bị đau bụng sau khi uống sữa?

Thứ 5, 11/05/2023 | 09:40:00
2,143 lượt xem

Không dung nạp lactose, dị ứng sữa, uống sữa khi đói, sử dụng sữa đã hết hạn sử dụng... là những nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau bụng sau khi uống sữa.

Sữa là thực phẩm dinh dưỡng tốt cho sức khỏe tuy nhiên có nhiều người thường gặp vấn đề khi uống sữa như đau bụng, chướng bụng, buồn nôn, tiêu chảy. Bác sĩ dinh dưỡng Nguyễn Thu Hà - Bệnh viện đa khoa quốc tế Nam Sài Gòn - cho biết có rất nhiều nguyên nhân có thể gây đau bụng khi chúng ta uống sữa.

Uống sữa khi đói

Khi protein của sữa đi vào dạ dày sẽ được phân giải thành các axit amin để cơ thể hấp thụ dễ dàng. Tuy nhiên, khi dạ dày còn rỗng quá trình phân giải protein thành axit amin không thực hiện được. Lúc này lượng protein cung cấp vào cơ thể sẽ không thể hấp thụ và bị đẩy vào đại tràng chuyển hóa thành hợp chất độc hại làm nhiều người bị đau bụng.

Vì sao nhiều người bị đau bụng sau khi uống sữa - Ảnh 1.

Không dung nạp lactose cũng là một nguyên nhân gây đau bụng sau khi uống sữa SHUTTERSTOCK

Sữa kém chất lượng hoặc đã hết hạn sử dụng

Các loại sữa không đạt chất lượng, sữa không đảm bảo vệ sinh do vi phạm quy trình sản xuất, bảo quản hay sữa hết hạn sử dụng… có chứa các độc tố, vi khuẩn có hại cho hệ tiêu hóa. Khi uống phải, sẽ gây ra ngộ độc thực phẩm, dẫn đến tiêu chảy sau khi uống sữa.

Không dung nạp lactose

Hiện tượng không dung nạp lactose là khi cơ thể bạn không sản xuất đủ lactase, do đó không thể phân hủy và tiêu hóa đường lactose trong sữa và các sản phẩm từ sữa khác. Tình trạng này thường gây khó chịu cho dạ dày và các triệu chứng như: đau bụng khi uống sữa, chướng bụng, tiêu chảy, chuột rút và đầy hơi sau khi ăn, uống các sản phẩm sữa có chứa lactose. Tuy nhiên triệu chứng chỉ xảy ra từ nửa giờ đến vài giờ sau khi uống sữa.

Dị ứng sữa

Dị ứng sữa là một phản ứng bất thường của hệ thống miễn dịch của cơ thể đối với sữa và các sản phẩm có chứa sữa. Các dấu hiệu và triệu chứng phổ biến của chứng không dung nạp protein sữa hoặc không dung nạp đường lactose bao gồm các vấn đề về tiêu hóa, chẳng hạn như đầy hơi, hoặc tiêu chảy, sau khi uống sữa hoặc các sản phẩm có chứa sữa.

Theo bác sĩ Nguyễn Thu Hà có một số cách có thể giúp uống sữa không gây đau bụng như:

Sử dụng sữa chua: Quá trình lên men của sữa chua trong đường ruột sẽ giúp đường lactose dễ hấp thụ hơn, góp phần làm giảm các biểu hiện khó dung nạp lactose. Mặt khác, lợi khuẩn trong sữa chua rất tốt cho hệ tiêu hóa, tăng khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng. Bạn nên dùng sữa chua hằng ngày để kích thích hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn.

Chia nhỏ lượng sữa: Nếu cơ thể chưa thể thích ứng ngay với một lượng sữa lớn thì tốt nhất bạn nên giảm lượng sữa mỗi lần uống để cơ thể tập làm quen dần. Bên cạnh đó, bạn nên uống sữa sau khi ăn. Điều này sẽ giúp cơ thể dễ dàng tiêu hóa các dưỡng chất có trong sữa, tránh trường bị tiêu chảy sau khi uống sữa.

Không uống chung sữa với một số thực phẩm như chocolate, quýt, đường, nước ép hoa quả. Bạn cũng nên uống sữa vào buổi tối, vì trong sữa chứa thành phần tryptophan L khiến cơ thể dễ buồn ngủ hơn.

Theo Thanh niên

https://thanhnien.vn/vi-sao-nhieu-nguoi-bi-dau-bung-sau-khi-uong-sua-18523051020400767.htm 

  • Từ khóa

Ba điều cần nhớ để sinh tồn khi đi đường sông, đường biển

Bác sĩ Nguyễn Nguyên Long, chuyên gia sinh tồn (Đà Nẵng), cho rằng tai nạn lật tàu ở vịnh Hạ Long vừa qua là một nỗi đau, số người tử vong do tai nạn...
10:43 - 22/07/2025
85 lượt xem

Tử vong sau khi ăn côn trùng của cây rau bí

Sở Y tế tỉnh Lào Cai cho biết địa phương vừa ghi nhận ca tử vong sau khi ăn côn trùng là ông L.V.C, dân tộc Nùng (ở xã Mường Khương, tỉnh Lào Cai).
09:05 - 22/07/2025
128 lượt xem

Thuốc bị buộc tiêu hủy của Công ty CP Dược trung ương 3 đã lọt ra ngoài như thế nào?

Cơ quan chức năng đã vào cuộc, chỉ ra các hành vi vi phạm của Công ty cổ phần Dược trung ương 3 liên quan số thuốc bị buộc tiêu hủy nhưng lại lọt ra...
06:52 - 22/07/2025
189 lượt xem

Đường tồn tại trong cơ thể bao lâu?

Đường, hay còn gọi là glucose, là nguồn năng lượng chính cho mọi hoạt động sống của cơ thể.
10:54 - 22/07/2025
77 lượt xem

21/34 người nhập viện sau bữa tiệc tại Huế, nghi do ngộ độc thực phẩm

Sáng 21/7, ông Trần Kiêm Hảo, Giám đốc Sở Y tế tỉnh thành phố Huế xác nhận, ngành y tế đang phối hợp điều tra vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra tại phường Phong...
14:30 - 21/07/2025
609 lượt xem