190
/
169658
Bác sĩ cảnh báo: Đừng để trẻ mắc bệnh tinh hoàn ẩn, dễ bị ung thư, vô sinh
bac-si-canh-bao-dung-de-tre-mac-benh-tinh-hoan-an-de-bi-ung-thu-vo-sinh
news

Bác sĩ cảnh báo: Đừng để trẻ mắc bệnh tinh hoàn ẩn, dễ bị ung thư, vô sinh

Thứ 2, 16/09/2024 | 11:25:00
2,150 lượt xem

Tinh hoàn ẩn là một tình trạng tương đối phổ biến ở trẻ em. Chẩn đoán, điều trị sớm sẽ ngăn ngừa các biến chứng như vô sinh, ung thư tinh hoàn và xoắn tinh hoàn.

Bác sĩ cảnh báo: Đừng để trẻ mắc bệnh tinh hoàn ẩn, dễ bị ung thư, vô sinh - Ảnh 1.

Các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM phẫu thuật cho một bệnh nhi - Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Thông tin từ Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM) chiều 15-9 cho biết bé N.V.L. (13 tháng tuổi, ngụ Tiền Giang) được mẹ đưa đến Bệnh viện Nhi đồng 2 vì không thấy tinh hoàn trong bìu trái. Mẹ bé phát hiện ra điều này trong một lần tắm cho bé.

Tại Bệnh viện Nhi đồng 2, bé được chẩn đoán tinh hoàn ẩn bên trái và có chỉ định phẫu thuật đưa tinh hoàn về đúng vị trí.

Theo TS.BS Phạm Ngọc Thạch - phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 2, tinh hoàn ẩn là tình trạng một hoặc cả hai tinh hoàn không xuống được bìu sau khi sinh.

Thông thường tinh hoàn di chuyển từ ổ bụng xuống bìu trong quá trình phát triển của thai nhi. Tuy nhiên ở một số trẻ, quá trình này bị gián đoạn, dẫn đến tinh hoàn nằm ở vị trí bất thường như ống bẹn hoặc ổ bụng.

Khi thăm khám, các bác sĩ sẽ kiểm tra bìu để xác định xem có tinh hoàn hay không. Nếu không sờ thấy tinh hoàn, bác sĩ có thể khám thêm vùng bẹn để tìm kiếm. Trong một số trường hợp, siêu âm có thể được sử dụng để xác định vị trí của tinh hoàn ẩn.

Theo các bác sĩ, tinh hoàn ẩn là một tình trạng tương đối phổ biến ở trẻ em. Chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời rất quan trọng để ngăn ngừa các biến chứng như vô sinh, ung thư tinh hoàn và xoắn tinh hoàn.

Nếu nghi ngờ trẻ bị tinh hoàn ẩn hãy đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa để được khám và tư vấn.

Các cách điều trị tinh hoàn ẩn

TS Phạm Ngọc Thạch cho biết trong một số trường hợp, tinh hoàn có thể tự xuống bìu trong vài tháng đầu sau sinh, nhất là 6 tháng đầu. Bác sĩ có thể theo dõi tình trạng của trẻ và đánh giá lại sau 6 tháng, tối đa 1 năm.

Các bác sĩ có thể điều trị nội tiết cho trẻ. Cụ thể, sử dụng hormone HCG để kích thích tinh hoàn xuống bìu. Tuy nhiên, phương pháp này không phải lúc nào cũng hiệu quả.

Ngoài ra, phẫu thuật hạ tinh hoàn là phương pháp điều trị chính cho tinh hoàn ẩn. Phẫu thuật này thường được thực hiện khi trẻ được 6-12 tháng tuổi. Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ sẽ đưa tinh hoàn xuống bìu và cố định nó vào vị trí thích hợp.

Nội soi ổ bụng được chỉ định trong trường hợp thăm khám không tìm thấy tinh hoàn. Nội soi ổ bụng có thể xác định vị trí chính xác của tinh hoàn trong ổ bụng và đem tinh hoàn xuống bìu.

Theo Tuổi trẻ

https://tuoitre.vn/bac-si-canh-bao-dung-de-tre-mac-benh-tinh-hoan-an-de-bi-ung-thu-vo-sinh-20240915180359576.htm

  • Từ khóa

Những nguyên nhân không ngờ bí mật đẩy đường huyết tăng vọt

Mọi người vẫn nghĩ rằng chỉ cần kiêng chất đường bột và đồ ngọt thì sẽ yên tâm về mức đường huyết.
15:55 - 11/07/2025
370 lượt xem

Định hình chính sách dân số vì quyền con người và phát triển bền vững

Sáng 11/7, Bộ Y tế phối hợp Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ mít-tinh hưởng ứng Ngày Dân số thế giới (11/7) năm 2025.
14:35 - 11/07/2025
407 lượt xem

Chuyên gia: Uống chừng này nước mỗi ngày có thể cứu bạn khỏi đột quỵ

Uống đủ nước có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Cơ thể cần đủ nước để hoạt động bình thường và mọi người không thể sống sót quá 3 ngày nếu không có đủ...
11:45 - 11/07/2025
466 lượt xem

Gần 900 trẻ bị biến chứng nguy hiểm do giun sán chó mèo

Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An cho biết từ đầu năm đến nay, bệnh viện đã phát hiện gần 900 trẻ em dương tính với xét nghiệm nhiễm giun, sán chó mèo.
09:36 - 11/07/2025
512 lượt xem

Thu hồi công bố sản phẩm siro ăn ngon ngon KA Ekids và nội tiết tố nữ Đào Hồng Đơn Venus

2 thực phẩm bảo vệ sức khỏe là siro ăn ngon KA Ekids và nội tiết tố nữ Đào Hồng Đơn Venus vừa bị thu hồi hiệu lực bản công bố sản phẩm.
07:20 - 11/07/2025
553 lượt xem