190
/
179246
Bộ Y tế chấn chỉnh việc kê đơn thuốc, sữa, thực phẩm chức năng
bo-y-te-chan-chinh-viec-ke-don-thuoc-sua-thuc-pham-chuc-nang
news

Bộ Y tế chấn chỉnh việc kê đơn thuốc, sữa, thực phẩm chức năng

Thứ 2, 21/04/2025 | 09:45:00
2,135 lượt xem

Để bảo đảm công tác khám bệnh, chữa bệnh tuân thủ nghiêm các quy định pháp luật, chuyên môn y tế và bảo đảm quyền lợi, sự an toàn của người bệnh, Bộ Y tế đề nghị các cơ sở y tế tuân thủ nghiêm các quy định pháp luật trong khám bệnh, chữa bệnh.

Lô thuốc giả vừa bị phát hiện tại Thanh Hóa.

Trong thời gian gần đây, qua công tác quản lý khám bệnh, chữa bệnh (khám bệnh, chữa bệnh) của Bộ Y tế, công bố của một số cơ quan, đơn vị và phản ánh trên phương tiện thông tin về tình trạng nhân viên y tế tư vấn, hướng dẫn người bệnh, người nhà về việc sử dụng các sản phẩm sữa do một số doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sản xuất, phân phối và được điều tra, phát hiện là sữa giả và việc sản xuất, buôn bán thuốc giả với quy mô lớn…

Để bảo đảm công tác khám bệnh, chữa bệnh tuân thủ nghiêm các quy định pháp luật, chuyên môn y tế và bảo đảm quyền lợi, sự an toàn của người bệnh, Bộ Y tế vừa có công văn đề nghị giám đốc bệnh viện trực thuộc bộ và giám đốc sở y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo sát sao việc này.

Theo đó, đối với việc kê đơn, chỉ định, sử dụng thuốc, các cơ sở y tế cần rà soát, kiểm tra, đối chiếu danh mục thuốc và các thuốc được sử dụng trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh với các thuốc giả đã được cơ quan chức năng điều tra, phát hiện, xử lý thời gian gần đây, có biện pháp xử lý theo quy định (nếu có vi phạm).

Cần rà soát, kiểm tra việc kê đơn thuốc có các sản phẩm không phải là thuốc như sữa, thực phẩm chức năng… để kịp thời chấn chỉnh, có biện pháp xử lý theo quy định (nếu có vi phạm).

Các cơ sở y tế tăng cường kiểm tra, giám sát, chấn chỉnh nếu phát hiện hành vi trong khám bệnh, chữa bệnh: kê đơn, chỉ định sử dụng thuốc đối với các thuốc chưa được cấp phép lưu hành theo quy định của pháp luật về dược trong khám bệnh, chữa bệnh; kê đơn thuốc, chỉ định thực hiện các dịch vụ kỹ thuật, thiết bị y tế, gợi ý chuyển người bệnh tới cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác hoặc có hành vi khác nhằm trục lợi; người hành nghề bán thuốc dưới mọi hình thức; lợi dụng việc kê đơn thuốc để trục lợi, quảng cáo thuốc khi chưa được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung hoặc không đúng với nội dung đã được xác nhận.

Các đơn vị khẩn trương triển khai các giải pháp bảo đảm việc kê đơn, sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả. Quản lý, giám sát việc kê đơn, sử dụng thuốc đối với người hành nghề phù hợp với chẩn đoán, tình trạng bệnh, tính cần thiết, đúng mục đích, an toàn, hợp lý và hiệu quả. Tăng cường hoạt động dược lâm sàng trong tư vấn, giám sát kê đơn; giám sát phản ứng có hại của thuốc (ADR) và triển khai hoạt động quản lý tương tác thuốc theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Đối với hoạt động tiêu thụ sản phẩm không phải là thuốc như sữa, thực phẩm chức năng… trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, các cơ sở kiểm tra, rà soát việc nhân viên y tế tư vấn, giới thiệu, bán các sản phẩm sữa (đặc biệt các sản phẩm sữa giả đã được cơ quan điều tra, phát hiện), thực phẩm chức năng… cho người bệnh, người nhà.

Rà soát, bảo đảm hoạt động dinh dưỡng trong bệnh viện thực hiện theo đúng quy định tại Điều 67 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023 và Thông tư số 18/2020/TT-BYT ngày 12/11/2020 của Bộ Y tế quy định về hoạt động dinh dưỡng trong bệnh viện.

Bên cạnh đó, các đơn vị phải kiểm tra, giám sát việc thông tin, quảng cáo, tiếp thị, kê đơn, tư vấn, ghi nhãn, hướng dẫn sử dụng các sản phẩm không phải là thuốc có nội dung dùng để phòng bệnh, chữa bệnh, chẩn đoán bệnh, điều trị bệnh, giảm nhẹ bệnh, điều chỉnh chức năng sinh lý cơ thể người; quảng cáo vượt quá phạm vi hành nghề hoặc vượt quá phạm vi hoạt động chuyên môn đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, lợi dụng kiến thức y học để quảng cáo gian dối về khám bệnh, chữa bệnh.

Bộ Y tế đề nghị các đơn vị xử lý nghiêm, tuyệt đối không bao che, dung túng các hành vi vi phạm; đồng thời tăng cường quán triệt, phổ biến các quy định của pháp luật, thông tin kịp thời để nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của nhân viên y tế , người bệnh, người nhà và người dân trong việc tham gia phát hiện, đấu tranh với các hành vi vi phạm.

Bộ Y tế đề nghị giám đốc bệnh viện trực thuộc Bộ và giám đốc sở y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương chỉ đạo triển khai các nội dung trên và báo cáo tình hình triển khai thực hiện, kết quả xử lý vi phạm (nếu có) về Bộ Y tế (qua Cục Quản lý Khám, chữa bệnh) trước ngày 24/4/2025.

Theo Đặng Luân/ Nhân Dân

https://nhandan.vn/bo-y-te-chan-chinh-viec-ke-don-thuoc-sua-thuc-pham-chuc-nang-post873861.html

  • Từ khóa

21/34 người nhập viện sau bữa tiệc tại Huế, nghi do ngộ độc thực phẩm

Sáng 21/7, ông Trần Kiêm Hảo, Giám đốc Sở Y tế tỉnh thành phố Huế xác nhận, ngành y tế đang phối hợp điều tra vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra tại phường Phong...
14:30 - 21/07/2025
185 lượt xem

Chuyên gia hướng dẫn cách để sống sót khi không may bị lật tàu, thuyền

Lật tàu, thuyền là một trong những trường hợp khẩn cấp nguy hiểm nhất. Biết phải làm gì nếu tàu bị lật có thể giúp bạn sống sót.
11:50 - 21/07/2025
265 lượt xem

Dịch tả heo châu Phi bùng phát: Lưu ý gì để bảo vệ sức khỏe?

Dịch tả heo châu Phi đã khiến hơn 30.000 con heo bị tiêu hủy. Dù không gây bệnh cho người nhưng việc tiêu thụ thịt heo bệnh tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho sức...
10:32 - 21/07/2025
285 lượt xem

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường công tác phòng, chống bệnh sốt xuất huyết

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 116/CĐ-TTg ngày 20/7/2025 về việc tăng cường công tác phòng, chống bệnh sốt xuất huyết.
07:48 - 21/07/2025
354 lượt xem

Kiểm soát thực phẩm nhà làm ra sao sau khi sáp nhập?

Sau sáp nhập, Sở Y tế TP.HCM đề xuất phương án tổ chức lại trạm y tế phường, xã khi triển khai chính quyền địa phương hai cấp. Về chức năng, nhiệm vụ của...
09:00 - 20/07/2025
930 lượt xem