190
/
180172
Số ca nhiễm não mô cầu tăng: Bệnh lây lan qua những con đường nào?
so-ca-nhiem-nao-mo-cau-tang-benh-lay-lan-qua-nhung-con-duong-nao
news

Số ca nhiễm não mô cầu tăng: Bệnh lây lan qua những con đường nào?

Thứ 2, 12/05/2025 | 15:26:00
1,982 lượt xem

Não mô cầu lây truyền qua giọt bắn đường hô hấp, chủ yếu qua việc tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, hít phải dịch tiết mũi, hầu, họng bắn ra từ người mang vi khuẩn.

Số ca mắc bệnh do não mô cầu có xu hướng gia tăng cục bộ

Theo Viện Pasteur TP.HCM, trong 4 tháng đầu năm 2025, khu vực phía nam ghi nhận 12 ca mắc bệnh não mô cầu tại 8/20 tỉnh, thành phố. Số liệu này tăng 9 ca so với cùng kỳ năm 2024. Các ca được ghi nhận rải rác trong cộng đồng. Các khu vực có nguy cơ cao phát hiện ca bệnh não mô cầu gồm những nơi đông dân cư, chật chội, điều kiện vệ sinh kém và nơi tập trung đông người có sự luân chuyển người mới và cũ. 

Não mô cầu tăng ở miền Nam: Bệnh lây lan qua những con đường nào? - Ảnh 1.

Ảnh minh họa vi khuẩn não mô cầu ẢNH: HCDC

Các chuyên gia dự báo thời gian tới có thể tiếp tục ghi nhận thêm các ca bệnh mới nếu không sớm triển khai quyết liệt các biện pháp kiểm soát dịch từ sớm, từ xa theo đúng các hướng dẫn của Bộ Y tế.

Bệnh lây qua những con đường nào

Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM (HCDC), bệnh não mô cầu lây qua giọt bắn từ người bệnh hoặc người lành mang vi khuẩn khi ho, hắt hơi, nói chuyện gần hoặc dùng chung đồ cá nhân.

Bệnh thường xảy ra ở nơi tập trung đông người (nhà trẻ, trường học, ký túc xá, doanh trại, nơi đông dân cư, chật chội, điều kiện vệ sinh kém...), người bị suy giảm miễn dịch hoặc đồng nhiễm khuẩn đường hô hấp. Ổ chứa của vi khuẩn não mô cầu trong tự nhiên là người. Bởi vậy, nguồn lây bệnh chủ yếu là bệnh nhân và người lành mang trùng.

Triệu chứng khởi đầu của não mô cầu giống cảm cúm bao gồm sốt cao đột ngột, đau đầu, buồn nôn, nôn, tử ban (nốt đỏ bầm tím, lan nhanh trên da), cứng cổ, co giật, hôn mê. Ở thể nặng, bệnh có thể gây sốc nhiễm trùng, tổn thương đa cơ quan, tử vong nhanh trong vòng 24 giờ.

Não mô cầu tăng ở miền Nam: Bệnh lây lan qua những con đường nào? - Ảnh 2.

Triệu chứng khởi đầu của não mô cầu giống cảm cúm bao gồm sốt cao đột ngột, đau đầu, buồn nôn... ẢNH: AI

Bác sĩ chuyên khoa 1 Nguyễn Đông Bảo Châu, Khoa Nhi, Bệnh viện đa khoa Tâm Anh TP.HCM cho biết, viêm màng não mô cầu gây ra bởi vi khuẩn não cầu Neisseria meningitidis, thường gọi là meningococcu, được chia thành nhiều tuýp huyết thanh như A, B, C, Y, W-135, X, Y, Z. Trong đó tuýp thường gặp gây bệnh ở Việt Nam là tuýp A.

Theo thống kế, trẻ mắc não mô cầu có thể khỏi bệnh lên đến 95% nếu điều trị kịp thời. Tuy nhiên, bệnh có thể diễn tiến nhanh từ sốt nhẹ, sau đó diễn tiến nặng dẫn đến nhiễm trùng huyết và trẻ có thể tử vong vài giờ sau khi phát bệnh. Viêm màng não do não mô cầu, nếu phát hiện muộn và điều trị không kịp thời có thể để lại biến chứng. Theo thống kê, những trẻ được chữa khỏi bệnh lý viêm màng não do não mô cầu có thể để lại di chứng 20%.

Những việc cần làm để ngăn não mô cầu lây lan

Đại diện HCDC cho biết, khi phát hiện trường hợp mắc bệnh não mô cầu, ngành y tế sẽ triển khai các biện pháp nhằm phát hiện sớm, ngăn bệnh tiếp tục lây lan. Sự hợp tác của người dân là rất quan trọng. Ngành y tế sẽ thực hiện khoanh vùng, điều tra các trường hợp tiếp xúc gần. Các trường hợp tiếp xúc gần sẽ được lập danh sách, theo dõi sức khỏe trong vòng 7-10 ngày. Người tiếp xúc gần sẽ được uống thuốc kháng sinh dự phòng cũng như được hướng dẫn tự theo dõi sức khỏe để đi khám ngay nếu cần.

Ngoài ra, ngành y tế sẽ hướng dẫn thực hiện vệ sinh, khử khuẩn môi trường, khử khuẩn nhà ở, lớp học, ký túc xá, nơi làm việc của bệnh nhân, tăng cường vệ sinh bề mặt, tăng cường thông khí.

Về phía người dân nên cần thực hiện các biện pháp phòng bệnh như:

  • Giữ vệ sinh nơi ở, giữ thông thoáng nơi ở, nơi làm việc.
  • Giữ vệ sinh cá nhân: Rửa tay thường xuyên bằng nước và xà phòng; không khạc nhổ nơi công cộng; che kín mũi miệng khi ho, hắt hơi.
  • Đeo khẩu trang khi mắc bệnh hoặc tiếp xúc gần với người mắc bệnh, khi đến nơi đông người đặc biệt là đến bệnh viện.
  • Nếu tiếp xúc gần với người bệnh não mô cầu, cần thông báo với nhân viên y tế địa phương để được uống kháng sinh dự phòng.
  • Tiêm vắc xin phòng bệnh.

Theo Lê Cầm/ Thanh niên

https://thanhnien.vn/nao-mo-cau-tang-o-mien-nam-benh-lay-lan-qua-nhung-con-duong-nao-185250511211158586.htm 

  • Từ khóa

Phát hiện heo nghi bị bệnh tại lò mổ giữa lúc Huế đang ‘căng mình’ chống bệnh liên cầu lợn

Lực lượng chức năng phát hiện một lò mổ heo trái giờ quy định và heo có dấu hiệu bị bệnh, giữa lúc ở Huế ghi nhận hơn 30 trường hợp mắc liên cầu lợn.
23:08 - 10/07/2025
202 lượt xem

Châu Âu bùng phát vi rút gây bệnh có thể tổn thương nội tạng

Giới chức y tế châu Âu vừa phát cảnh báo về nguy cơ du khách đến Pháp có thể nhiễm vi rút Chikungunya, một loại vi rút nguy hiểm thường thấy ở Nam Mỹ và...
22:59 - 10/07/2025
214 lượt xem

Từ 2026 người dân được khám sức khỏe định kỳ miễn phí

'Khám sức khỏe định kỳ là để người dân chủ động đánh giá tình trạng hiện tại, dự phòng, tầm soát, chẩn đoán sớm các bệnh lý có thể xảy ra, giúp ngành y tế...
07:59 - 10/07/2025
588 lượt xem

Bắt buộc kê đơn thuốc điện tử

Các chuyên gia đề xuất ban hành chế tài xử phạt đủ mạnh để buộc các cơ sở khám chữa bệnh và nhà thuốc thực hiện nghiêm túc quy định kê đơn thuốc điện...
06:15 - 10/07/2025
569 lượt xem

Mức hưởng bảo hiểm y tế trong quân đội áp dụng từ tháng 7/2025

Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư số 63/2025/TT-BQP ngày 01/7/2025 quy định, hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 70/2015/NĐ-CP ngày 01/9/2015...
15:22 - 09/07/2025
614 lượt xem