190
/
180929
Phát hiện vì sao cơ thể người nạp thức ăn mà không bị hệ miễn dịch tấn công
phat-hien-vi-sao-co-the-nguoi-nap-thuc-an-ma-khong-bi-he-mien-dich-tan-cong
news

Phát hiện vì sao cơ thể người nạp thức ăn mà không bị hệ miễn dịch tấn công

Thứ 4, 28/05/2025 | 15:15:00
1,992 lượt xem

Ngày 27-5, Viện Khoa học Weizmann (WIS) cho biết các nhà khoa học Israel vừa xác định được một mạng lưới tế bào miễn dịch quan trọng cho phép con người tiêu hóa thức ăn an toàn mà không kích hoạt phản ứng có hại.

Phát hiện vì sao cơ thể người nạp thức ăn mà không bị hệ miễn dịch tấn công - Ảnh 1.

Phát hiện mới này có thể mở đường cho các phương pháp điều trị mới cho dị ứng thực phẩm, nhạy cảm và các rối loạn như bệnh celiac - Ảnh minh họa: Cpdonline.co.uk

Theo Tân Hoa xã, phát hiện này làm sáng tỏ thêm về khả năng dung nạp qua đường miệng, tức khả năng của cơ thể trong việc nhận diện thức ăn là vô hại và ngăn chặn sự tấn công từ hệ miễn dịch. 

Trong thời gian dài, các nhà khoa học tin rằng một số tế bào miễn dịch được gọi là tế bào đuôi gai (dendritic cell) chịu trách nhiệm cho khả năng dung nạp đường miệng. Tuy nhiên, ngay cả khi những tế bào này bị loại bỏ trong các nghiên cứu trên động vật, cơ thể vẫn dung nạp thức ăn.

Trong công trình được công bố trên tạp chí Nature, các nhà nghiên cứu tại WIS vừa xác định một nhóm tế bào miễn dịch khác, được gọi là tế bào ROR-gamma-t, mới là động lực thực sự của quá trình này.

Những tế bào hiếm này khởi động một phản ứng dây chuyền liên quan đến 4 loại tế bào khác nhau, giúp ngăn chặn các tế bào tấn công của cơ thể người - tế bào CD8 - phản ứng với thực phẩm.

Khi hệ thống này bị lỗi, cơ thể người có thể bị dị ứng thực phẩm, nhạy cảm hoặc những bệnh mà trong đó cơ thể vô tình tấn công các protein thực phẩm, chẳng hạn như gluten.

Hằng ngày hệ thống quan trọng trên ngăn chặn thức ăn gây viêm nhiễm, trong khi vẫn cho phép hệ miễn dịch chống lại các bệnh nhiễm trùng.

Bước đột phá này có thể mở đường cho các phương pháp điều trị mới đối với dị ứng thực phẩm, nhạy cảm và các rối loạn như bệnh celiac (bệnh không dung nạp gluten).

Với việc hiểu rõ cách thức hoạt động của hệ thống này, các nhà khoa học hy vọng có thể khắc phục các vấn đề khi cơ thể tấn công nhầm thức ăn.

Các nhà nghiên cứu còn phát hiện rằng trong quá trình nhiễm trùng, hệ miễn dịch có thể tạm thời gác lại việc dung nạp thực phẩm để tập trung tấn công và tiêu diệt mầm bệnh, trước khi được khôi phục lại như bình thường.

Theo Thanh Bình/ Tuổi trẻ

https://tuoitre.vn/phat-hien-vi-sao-co-the-nguoi-nap-thuc-an-ma-khong-bi-he-mien-dich-tan-cong-20250528112221671.htm 

  • Từ khóa

Mức hưởng bảo hiểm y tế trong quân đội áp dụng từ tháng 7/2025

Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư số 63/2025/TT-BQP ngày 01/7/2025 quy định, hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 70/2015/NĐ-CP ngày 01/9/2015...
15:22 - 09/07/2025
76 lượt xem

Loại thời tiết 'đáng chán' nhưng giúp bạn tăng mức độ hạnh phúc

Một nghiên cứu khoa học chứng minh loại thời tiết có thể giúp chúng ta tăng mức độ hạnh phúc, cải thiện khả năng tập trung và thậm chí ngủ ngon hơn.
14:46 - 09/07/2025
86 lượt xem

Nghiên cứu hiệu quả điều trị bệnh từ cây vông nem

Việt Nam hiện có khoảng 7 triệu người mắc tiểu đường, trong đó có khoảng 55% số người bệnh đã bị biến chứng. Đáng chú ý, số người bị bệnh này đang gia...
12:50 - 09/07/2025
130 lượt xem

Các dấu hiệu sức khỏe dễ bị nhầm lẫn với bệnh tiểu đường loại 2

Bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến mọi bộ phận của cơ thể, gây ra các triệu chứng dễ nhầm lẫn với các bệnh khác.
09:44 - 09/07/2025
231 lượt xem

Bộ Y tế và JICA khởi động dự án khám chữa bệnh từ xa

Ngày 8/7, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tổ chức Lễ khởi động Dự án “Tăng cường Hệ thống phát triển năng lực cho...
07:50 - 09/07/2025
262 lượt xem