190
/
181563
Cảnh báo trào lưu 'dán miệng' nguy hiểm trên TikTok
canh-bao-trao-luu-dan-mieng-nguy-hiem-tren-tiktok
news

Cảnh báo trào lưu 'dán miệng' nguy hiểm trên TikTok

Thứ 4, 11/06/2025 | 14:16:00
1,992 lượt xem

Trào lưu 'dán miệng' đang ngày càng phổ biến trên TikTok, đề xuất dùng một loại băng keo y tế đặc biệt có độ thoáng khí để dán miệng khi ngủ.

dán miệng - Ảnh 1.

Việc dán miệng có thể gây ra hậu quả sức khỏe nghiêm trọng - Ảnh: ARTZTNEURO

Trong hàng nghìn video trên nền tảng này, những người có ảnh hưởng khẳng định dán miệng là "mẹo đơn giản" giúp giải quyết hàng loạt vấn đề - như làm gọn hàm, tăng năng lượng, cải thiện vệ sinh răng miệng và chữa chứng ngưng thở khi ngủ.

Theo Science Alert, một nhóm bác sĩ và nhà khoa học từ Trung tâm Khoa học sức khỏe London và Trường Y Đại học Saskatchewan vừa công bố một bài đánh giá tổng quan về 10 nghiên cứu liên quan nhất, tổng hợp dữ liệu từ 213 bệnh nhân, nhằm đánh giá xem việc dán miệng liệu có thực sự an toàn chứ chưa nói đến việc có đáng để theo đuổi hay không.

Hai nghiên cứu cho thấy có cải thiện ở những bệnh nhân mắc chứng ngưng thở khi ngủ ở mức độ nhẹ. Tuy nhiên theo các nhà nghiên cứu, nhìn chung không có bằng chứng xác thực nào ủng hộ những tuyên bố từ những người theo trào lưu dán miệng.

"Một số nghiên cứu khác cho thấy việc dán miệng không tạo ra sự khác biệt nào, thậm chí còn đề cập đến những rủi ro tiềm tàng như ngạt thở nếu có tình trạng tắc nghẽn mũi", các tác giả viết.

Bên cạnh đó cả 10 nghiên cứu hiện có về việc dán miệng đều có chất lượng kém vì nhiều lý do khác nhau, chẳng hạn như thiếu theo dõi với người tham gia, nhóm mẫu không đại diện và có những yếu tố có thể ảnh hưởng đến kết quả.

"Việc dán miệng có thể gây ra hậu quả sức khỏe nghiêm trọng cho những người bị tắc nghẽn mũi đang cố dùng phương pháp này để cải thiện việc thở bằng miệng, chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn hoặc các rối loạn hô hấp khi ngủ".

Nếu bạn phải thở bằng miệng do có sự cản trở về mặt thể chất ở mũi như viêm xoang, lệch vách ngăn mũi hoặc polyp mũi thì việc dán miệng chắc chắn sẽ không giúp ích gì. 

Những giải pháp mang tính "băng dán" như thế này trên mạng xã hội cũng có thể khiến bệnh nhân trì hoãn hoặc lệch hướng trong việc điều trị nguyên nhân thực sự gây ra vấn đề.

"Với các nhóm bệnh nhân có tình trạng tắc nghẽn mũi dẫn đến thở bằng miệng hoặc mắc chứng ngưng thở khi ngủ, hầu như không có bằng chứng nào cho thấy lợi ích lâm sàng của phương pháp này". Nghiên cứu được công bố trên tạp chí PLOS One.

Theo Bình Minh/ Tuổi trẻ

https://tuoitre.vn/canh-bao-trao-luu-dan-mieng-nguy-hiem-tren-tiktok-20250610232955448.htm 

  • Từ khóa

Mức hưởng bảo hiểm y tế trong quân đội áp dụng từ tháng 7/2025

Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư số 63/2025/TT-BQP ngày 01/7/2025 quy định, hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 70/2015/NĐ-CP ngày 01/9/2015...
15:22 - 09/07/2025
76 lượt xem

Loại thời tiết 'đáng chán' nhưng giúp bạn tăng mức độ hạnh phúc

Một nghiên cứu khoa học chứng minh loại thời tiết có thể giúp chúng ta tăng mức độ hạnh phúc, cải thiện khả năng tập trung và thậm chí ngủ ngon hơn.
14:46 - 09/07/2025
86 lượt xem

Nghiên cứu hiệu quả điều trị bệnh từ cây vông nem

Việt Nam hiện có khoảng 7 triệu người mắc tiểu đường, trong đó có khoảng 55% số người bệnh đã bị biến chứng. Đáng chú ý, số người bị bệnh này đang gia...
12:50 - 09/07/2025
130 lượt xem

Các dấu hiệu sức khỏe dễ bị nhầm lẫn với bệnh tiểu đường loại 2

Bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến mọi bộ phận của cơ thể, gây ra các triệu chứng dễ nhầm lẫn với các bệnh khác.
09:44 - 09/07/2025
231 lượt xem

Bộ Y tế và JICA khởi động dự án khám chữa bệnh từ xa

Ngày 8/7, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tổ chức Lễ khởi động Dự án “Tăng cường Hệ thống phát triển năng lực cho...
07:50 - 09/07/2025
262 lượt xem