190
/
182237
Dầu ăn trong chăn nuôi là gì, gây hại ra sao khi dùng chế biến thực phẩm?
dau-an-trong-chan-nuoi-la-gi-gay-hai-ra-sao-khi-dung-che-bien-thuc-pham
news

Dầu ăn trong chăn nuôi là gì, gây hại ra sao khi dùng chế biến thực phẩm?

Thứ 5, 26/06/2025 | 08:11:00
2,100 lượt xem

Dầu ăn trong chăn nuôi là các loại dầu thực vật được sử dụng để bổ sung vào thức ăn cho vật nuôi. Loại dầu này có sự khác biệt rõ rệt về tiêu chuẩn chất lượng và mục đích sử dụng so với dầu ăn cho người.

Bác sĩ chuyên khoa 1 Bùi Hoàng Bích Uyên, Khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện đa khoa Xuyên Á (TP.HCM) cho biết,dầu ăntrong chăn nuôi là các loại dầu thực vật được sử dụng để bổ sung vào thức ăn cho vật nuôi. Các loại dầu này loại dầu này thường là dầu thô, mới ép, chưa qua tinh chế hoặc chưa kịp tinh chế. Vì vậy đây là loại dầu không đạt tiêu chuẩn để sử dụng cho con người về mặt an toàn vệ sinh thực phẩm, chất lượng, hoặc hàm lượng dinh dưỡng.

Dầu ăn trong chăn nuôi và dầu ăn cho người có sự khác biệt rõ rệt về tiêu chuẩn chất lượng, an toàn và mục đích sử dụng. Sự khác biệt này là do cơ chế sinh học và sức chịu đựng của con người và vật nuôi khác nhau.

Khác biệt giữa dầu ăn cho người và dầu ăn trong chăn nuôi

Theo bác sĩ Uyên, về nguồn gốc, dầu ăn cho người phải là hạt, quả sạch, không mốc, không bị nhiễm độc tố, trong khi đó nguồn gốc dầu ăn cho động vật thường là hạt không đạt tiêu chuẩn, phụ phẩm của quá trình sản xuất dầu ăn cho người. Về quá trình xử lý, dầu ăn cho người phải tinh luyện qua nhiều bước nhưkhử mùi, màu, axit tự do, chất độc, trong khi đó đối với dầu ăn trong chăn nuôi có thể chỉ xử lý sơ bộ hoặc không tinh luyện, miễn đạt tiêu chuẩn thức ăn chăn nuôi. Ngoài ra còn có một số tiêu chí so sánh có sự khác biệt giữa dầu ăn cho người và dầu ăn trong chăn nuôi qua độ tinh tiết, chỉ tiêu an toàn, kim loại nặng...

Tiêu chí

Dầu ăn cho người

Dầu trong chăn nuôi

Độ tinh khiết

Rất cao - màu sắc, mùi vị, độ trong phải đạt yêu cầu

Thường không yêu cầu tinh luyện kỹ, có thể còn mùi hoặc tạp chất ở mức cho phép

Chỉ tiêu an toàn

Rất nghiêm ngặt theo các quy định của Bộ Y tế như TCVN 7597:2018

Ít nghiêm ngặt hơn, theo Quy chuẩn Việt Nam của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Kim loại nặng, aflatoxin, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, hydrocarbon thơm đa vòng (PAHs)

Có giới hạn rất thấp hoặc không có

Cho phép giới hạn cao hơn nếu không ảnh hưởng đến vật nuôi

Peroxide value (PV), acid value (AV), chỉ số iod, chỉ số xà phòng hóa

Phải rất thấp

Có thể chấp nhận cao hơn nếu không ảnh hưởng đến sức khỏe vật nuôi

Vi sinh vật

Không được có các vi sinh vật gây bệnh (như E.coli, Salmonella)

Khả năng nhiễm vi sinh vật cao hơn


Dầu ăn trong chăn nuôi là gì, gây hại ra sao khi dùng chế biến thực phẩm? - Ảnh 1.

Giữa dầu ăn trong chăn nuôi và dầu ăn cho người có những khác biệt về nguồn gốc, độ tinh khiết... ẢNH: LÊ CẦM

Những tác hại khi sử dụng dầu ăn chăn nuôi để chế biến thực phẩm

Việc sử dụng dầu ăn chăn nuôi để chế biến thực phẩm cho người là hành vi cực kỳ nguy hiểm, tiềm ẩn nhiều rủi ro nghiêm trọng đối với sức khỏe con người. Dưới đây là những tác hại chính:

Gây ra các bệnh mạn tính và ung thư. Việc tiếp xúc lâu dài với các chất độc hại trong dầu ăn chăn nuôi có thể dẫn đến nhiều bệnh lý nghiêm trọng.

"Nếu dầu ăn trên được ép từ các loại hạt không sạch, hạt mốc sẽ có thể có các chất độc hại cho cơ thể con người. Bởi aflatoxin là chất gây ung thư mạnh, đặc biệt là ung thư gan", bác sĩ Uyên cho hay.

Các hợp chất độc hại như aflatoxin, acrylamide và polycyclic aromatic hydrocarbons (PAHs) có thể hình thành trong dầu kém chất lượng hoặc dầu đã qua tái sử dụng nhiều lần, có khả năng gây đột biến tế bào và tăng nguy cơ ung thư (như ung thư gan, ung thư đại tràng, ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt).

Suy gan, thận.Một số tạp chất có thể tồn tại trong các loại dầu ăn chăn nuôi bao gồm kim loại nặng, các chất oxy hóa độc hại sinh ra do nhiệt như acrolein, aldehyde. Các kim loại nặng như chì, cadimi, thủy ngân có thể tích lũy trong cơ thể, gây tổn thương nhiều cơ quan như thận, gan, hệ thần kinh và xương.

Bệnh tim mạch. Dầu kém chất lượng có thể chứa nhiềuchất béo xấuvà các hợp chất oxy hóa, làm tăng mức cholesterol xấu (LDL) và giảm mức cholesterol tốt (HDL), gây nguy cơ cao mắc các bệnh tim mạch, xơ vữa động mạch, cao huyết áp và đột quỵ.

Rối loạn chuyển hóa. Thí nghiệm cho thấy chuột ăn dầu cọ đã chiên nhiều lần có mức men gan tăng cao, dấu hiệu của tổn thương gan. Những con chuột này cũng xuất hiện tình trạng kháng insulin, cho thấy dầu chiên lại có thể góp phần gây tiểu đường loại 2. Mặc dù đây là nghiên cứu về dầu chiên lại nhiều lần, nhưng dầu chăn nuôi vốn đã có chất lượng kém tương tự.

Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và miễn dịch. Các chất cặn bã vàtạp chấttrong dầu có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày và ruột, dẫn đến viêm dạ dày, viêm ruột, khó tiêu. Ngoài ra, việc sử dụng dầu ăn kém chất lượng có thể làm suy yếu hệ miễn dịch, khiến cơ thể dễ bị nhiễm trùng và các bệnh mạn tính hơn.

"Việc tiêu thụ dầu ăn chăn nuôi là một nguy cơ tiềm tàng và nghiêm trọng cho sức khỏe con người, đòi hỏi sự kiểm soát chặt chẽ từ cơ quan chức năng và sự cảnh giác của người tiêu dùng", bác sĩ Uyên nhận định.

Bộ Y tế cảnh báo nguy cơ sức khỏe khi dùng dầu ăn trong chăn nuôi để chế biến thực phẩm cho người

Như Thanh Niên đưa tin, trước thông tin một số cơ sở bị phát hiện sử dụng dầu ăn nhập khẩu với mục đích dành cho thức ăn chăn nuôi để sản xuất, chế biến thành dầu ăn chế biến thực phẩm cho người, Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế cảnh báo đây là hành vi vi phạm nghiêm trọng quy định về an toàn thực phẩm, tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.

Để phòng ngừa rủi ro và bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng, Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, đặc biệt là bếp ăn tập thể và đơn vị cung cấp suất ăn sẵn cần yêu cầu nhà cung cấp làm rõ hồ sơ công bố, hồ sơ nguyên liệu của sản phẩm, không chỉ dựa vào bao bì, nhãn mác.

Theo Lê Cầm/ Thanh niên

https://thanhnien.vn/dau-an-trong-chan-nuoi-la-gi-gay-hai-ra-sao-khi-dung-che-bien-thuc-pham-185250625185214526.htm

  • Từ khóa

Mức hưởng bảo hiểm y tế trong quân đội áp dụng từ tháng 7/2025

Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư số 63/2025/TT-BQP ngày 01/7/2025 quy định, hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 70/2015/NĐ-CP ngày 01/9/2015...
15:22 - 09/07/2025
76 lượt xem

Loại thời tiết 'đáng chán' nhưng giúp bạn tăng mức độ hạnh phúc

Một nghiên cứu khoa học chứng minh loại thời tiết có thể giúp chúng ta tăng mức độ hạnh phúc, cải thiện khả năng tập trung và thậm chí ngủ ngon hơn.
14:46 - 09/07/2025
86 lượt xem

Nghiên cứu hiệu quả điều trị bệnh từ cây vông nem

Việt Nam hiện có khoảng 7 triệu người mắc tiểu đường, trong đó có khoảng 55% số người bệnh đã bị biến chứng. Đáng chú ý, số người bị bệnh này đang gia...
12:50 - 09/07/2025
130 lượt xem

Các dấu hiệu sức khỏe dễ bị nhầm lẫn với bệnh tiểu đường loại 2

Bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến mọi bộ phận của cơ thể, gây ra các triệu chứng dễ nhầm lẫn với các bệnh khác.
09:44 - 09/07/2025
231 lượt xem

Bộ Y tế và JICA khởi động dự án khám chữa bệnh từ xa

Ngày 8/7, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tổ chức Lễ khởi động Dự án “Tăng cường Hệ thống phát triển năng lực cho...
07:50 - 09/07/2025
262 lượt xem