190
/
70943
Đoán bệnh từ những cơn đau bất thường
doan-benh-tu-nhung-con-dau-bat-thuong
news

Đoán bệnh từ những cơn đau bất thường

Thứ 2, 04/03/2019 | 07:56:44
851 lượt xem

Đột ngột đau đầu dữ dội có thể là triệu chứng phình động mạch não dẫn đến đột quỵ; đau ngực là dấu hiệu điển hình bệnh tim.

Cơn đau xuất hiện đột ngột, dữ dội thường đi kèm một số triệu chứng nguy hiểm cần lưu ý, theo Reader’s Digest. 

Đau đầu đột ngột

Nếu cơn đau đầu xảy ra đột ngột và tồi tệ đến mức không thể chịu đựng được, bạn có thể bị phình động mạch não. Nếu không được điều trị kịp thời, mạch máu có thể vỡ ra dẫn đến đột quỵ, gây tử vong hoặc chảy máu não. 

Đau răng khi uống đồ lạnh

Men răng (lớp bên ngoài của răng) bị hư hỏng hoặc sâu răng, có thể làm lộ dây thần kinh bên trong. Bạn bị đau khi khu vực này tiếp xúc với bất kỳ chất lạnh hoặc nóng nào.

Ngoài ra, dây thần kinh bị phơi nhiễm cũng khiến bạn có nguy cơ nhiễm vi khuẩn và lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể. Hãy đến nha sĩ để kiểm tra nếu bạn thường xuyên xuất hiện triệu chứng này.

Đau ở bàn tay, cổ tay và cẳng tay

Ảnh: RD

Ảnh: RD

Nếu cảm giác đau hoặc tê xuất hiện ở bàn tay, đặc biệt là ở ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa, lòng bàn tay, cổ tay và lan đến cẳng tay, rất có thể bạn đang mắc hội chứng ống cổ tay.

Nếu không được điều trị, cơ bàn tay sẽ bị co rút, thậm chí mất khả năng vận động, các chuyên gia cảnh báo.

Đau ngực

Đây là dấu hiệu điển hình của một cơn đau tim, bởi thiếu oxy đến tim. Cơn đau cũng có thể di chuyển về phía hàm, vai hoặc cổ của bạn. 

Đau âm ỉ ở giữa lưng

Nếu cơn đau trở nên tồi tệ kèm theo sốt và buồn nôn, bạn có thể bị nhiễm trùng thận. Nhiễm trùng có thể gây tổn thương vĩnh viễn cho thận, nhiễm độc máu hoặc tắt thận hoàn toàn.

Khi cơn đau chuyển xuống phần lưng dưới và ảnh hưởng đến chân là dấu hiệu của đau thần kinh tọa, do chấn thương hoặc áp lực lên dây thần kinh tọa. Nếu bạn đau chân, mất cảm giác bàng quang hoặc đi vệ sinh  không tự chủ, có thể mắc hội chứng Equina cauda, một rối loạn hiếm gặp gây tê liệt vĩnh viễn.

Đau ở phía dưới bên phải của ruột

Kèm theo đó là tình trạng sốt, buồn nôn hoặc nôn, bạn có thể bị viêm ruột thừa. Ruột thừa vỡ dẫn đến nhiễm trùng có khả năng đe dọa tính mạng nên cần đến viện kịp thời.

Đau ở xương chậu hoặc bụng

Chuột rút kinh nguyệt là bình thường đối với nhiều phụ nữ. Nếu cơn đau liên tục trở nên tồi tệ hơn hoặc không biến mất, bạn có thể bị lạc nội mạc tử cung. 

Đau nhức hoặc chuột rút ở chân

Cơn đau đi kèm với đỏ, ấm và sưng, bạn có thể có cục máu đông gọi là huyết khối tĩnh mạch sâu. Không nên xoa bóp vùng đau khiến cục máu đông di chuyển đến tim hoặc phổi của bạn. 

Ngoài ra, bàn chân bị tê, nóng rát, bạn có thể bị tổn thương thần kinh do bệnh tiểu đường khiến chân mất cảm giác. Ở giai đoạn muộn, bệnh nhân có thể phải cắt bỏ chân để ngăn bệnh tiến triển.

Theo Thùy An/VnExpress

  • Từ khóa

Ăn gì để ngăn ngừa thiếu máu?

Để sản xuất ra các tế bào máu chất lượng và đủ số lượng, cơ thể cần một nguồn cung cấp đa dạng và đầy đủ các vi chất dinh dưỡng. Thiếu hụt bất kỳ yếu tố...
15:15 - 14/07/2025
267 lượt xem

Bộ Y tế thu hồi Giấy tiếp nhận công bố của 17 sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa thu hồi hiệu lực 17 Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe đã cấp cho 6 công ty, hộ...
12:27 - 14/07/2025
320 lượt xem

Huyết áp cao và huyết áp thấp: loại nào nguy hiểm hơn?

Huyết áp là một chỉ số sinh học quan trọng với sức khỏe. Mức huyết áp lý tưởng thường ở mức khoảng 120/80 mmHg. Do đó, huyết áp tăng quá cao hoặc giảm quá...
12:46 - 14/07/2025
334 lượt xem

Lò vi sóng tạo ra bức xạ, có gây hại khi hâm thức ăn?

Những cảnh báo trên mạng xã hội cho rằng khi hoạt động, lò vi sóng phát ra bức xạ có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, sự thực có phải như...
07:42 - 14/07/2025
439 lượt xem

Những nguyên nhân không ngờ bí mật đẩy đường huyết tăng vọt

Mọi người vẫn nghĩ rằng chỉ cần kiêng chất đường bột và đồ ngọt thì sẽ yên tâm về mức đường huyết.
07:53 - 13/07/2025
1,026 lượt xem