190
/
75574
Thói quen trùm kín ra đường có thể gây loãng xương
thoi-quen-trum-kin-ra-duong-co-the-gay-loang-xuong
news

Thói quen trùm kín ra đường có thể gây loãng xương

Thứ 5, 27/06/2019 | 08:41:47
1,313 lượt xem

Che chắn quá kỹ khiến da không được tiếp xúc với ánh nắng dẫn đến cơ thể thiếu vitamin D, ảnh hưởng quá trình trao đổi chất, gây loãng xương.

Bác sĩ Cao Thanh Ngọc, Khoa Nội cơ xương khớp, Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM cho biết thói quen che chắn quá kỹ mỗi khi ra ngoài khiến da không có điều kiện tiếp xúc với ánh nắng mặt trời dẫn đến cơ thể bị thiếu vitamin D trầm trọng. Tất cả những yếu tố này làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thu, trao đổi chất của cơ thể, mất cân bằng giữa quá trình tạo xương, hủy xương, dẫn đến loãng xương.

Theo định luật Shadow trong hấp thụ vitamin D của giáo sư Edward Gorham, Đại học California, Mỹ, khi độ dài của bóng cơ thể ngắn hơn chiều cao là thời điểm thích hợp nên phơi nắng. Thời gian phơi nắng phù hợp nhất ở Việt Nam trong khoảng 9 đến 10h sáng hoặc từ 3 đến 4h chiều.

Hầu hết mọi người có thể tạo đủ vitamin D khi ra nắng hàng ngày trong khoảng 10 đến 15 phút với cẳng tay, bàn tay hoặc chân không che chắn và không dùng kem chống nắng. Cách phơi nắng này có thể cung cấp đủ lượng vitamin D theo khuyến cáo từ các viện dinh dưỡng trên thế giới là 600-1000 IU trong một ngày cho trẻ 1-18 tuổi và 800-1000 IU ở người lớn.

Mọi người nên để da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong khoảng thời gian hợp lý để cung cấp đủ vitamin D cho cơ thể. Ảnh: Giang Huy

Bác sĩ Trương Nhật Khuê Tường, Khoa Dinh dưỡng Tiết chế, Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM cho biết ngoài tắm nắng, một số thực phẩm như cá hồi, cá tuyết, cá thu, sữa, lòng đỏ trứng... cũng cung cấp vitamin D nhưng chỉ khoảng 5% nhu cầu cần thiết mỗi ngày.

"Nếu không thể phơi nắng và thực phẩm không đủ cung cấp nhu cầu vitamin D cần thiết, bạn có thể bổ sung bằng thuốc nhỏ giọt hoặc dạng xịt cho trẻ em và viên vitamin D cho người lớn", bác sĩ Tường khuyên.

Theo bác sĩ Ngọc, loãng xương là tình trạng rối loạn chuyển hóa xương, dẫn đến tổn thương sức mạnh của xương, tăng nguy cơ gãy xương. Bệnh gây ra những hậu quả nghiêm trọng, khiến người bệnh đau đớn, mệt mỏi kéo dài, tăng nguy cơ gãy xương, tàn phế và tử vong, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Bệnh có thể phòng ngừa được nếu mọi người cần cung cấp đầy đủ canxi, vitamin D, các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể theo lứa tuổi và tình trạng sức khỏe. Thường xuyên vận động và tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, hạn chế những thói quen hút thuốc, uống rượu bia, uống thuốc không rõ nguồn gốc hoặc tự ý mua thuốc.

Theo Cẩm Anh/VnExpress

  • Từ khóa

3 hiểu lầm về đột quỵ khiến người bệnh mất cơ hội sống

Dù ai cũng biết đột quỵ là căn bệnh nguy hiểm nhưng trong một số trường hợp, chính sự chủ quan đã khiến người bệnh mất đi thời gian vàng để cứu chữa....
15:44 - 25/07/2025
158 lượt xem

Tập trung nhân lực, chuyên môn cứu chữa bệnh nhân vụ tai nạn trên QL1 ở Hà Tĩnh

Theo TS Hà Anh Đức, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, báo cáo nhanh của Sở Y tế tỉnh Hà Tĩnh cho biết, vụ tai nạn đã làm 10 người tử vong và 15 người...
13:22 - 25/07/2025
504 lượt xem

Bước ngoặt trong điều trị động kinh bằng robot định vị thần kinh hàng đầu thế giới

Những cơn động kinh mỗi ngày khiến bé trai 9 tuổi phải luôn trong tầm mắt cha mẹ vì nguy cơ té ngã, chấn thương. Trẻ không còn đáp ứng với các phương pháp...
11:11 - 25/07/2025
277 lượt xem

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long là Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chấm dứt bệnh lao

Ngày 24/7/2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 1592/QĐ-TTg kiện toàn Ủy ban Quốc gia về chấm dứt bệnh lao. Phó Thủ tướng Chính...
09:36 - 25/07/2025
310 lượt xem

Hy hữu: Người phụ nữ phát hiện có 4 quả thận

Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Đình Liên, Trưởng Khoa Ngoại Tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E (Hà Nội) cho biết, các bác sĩ vừa tiến hành ca phẫu thuật đặc biệt...
06:59 - 25/07/2025
378 lượt xem