205
/
180263
Công chức, viên chức có thể tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình
cong-chuc-vien-chuc-co-the-tham-gia-luc-luong-gin-giu-hoa-binh
news

Công chức, viên chức có thể tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình

Thứ 4, 14/05/2025 | 08:01:30
2,169 lượt xem

Chính phủ đề xuất bổ sung quy định cán bộ, công chức, viên chức nhà nước được cử tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc.

Ngày 14.5, theo chương trình kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV, thừa ủy quyền của Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng sẽ trình bày tờ trình dự án luật Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng sẽ trình bày tờ trình dự án luật Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc. ẢNH: GIA HÂN

Theo quy định hiện hành tại Nghị quyết số 130/2020/QH14, lực lượng được cử tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc gồm: sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ và đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, chuyên môn kỹ thuật, chiến sĩ và đơn vị thuộc Bộ Công an.

Tại dự thảo luật, Chính phủ đề xuất bổ sung quy định về đối tượng dân sự được cử tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc, gồm: cán bộ, công chức, viên chức nhà nước.

Nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế

Chính phủ đưa ra 5 lý do cho đề xuất nêu trên. Trong đó, Đề án tổng thể về Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc được Bộ Chính trị thông qua vào tháng 11.2012, đã có quy định về việc cử đối tượng dân sự tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của tổ chức này.

Tại một số cuộc tiếp xúc cấp cao, lãnh đạo Liên Hiệp Quốc cũng đề nghị Việt Nam cân nhắc mở rộng lực lượng, phạm vi, địa bàn, đối tượng tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình, bao gồm cả các vị trí lãnh đạo dân sự, chuyên gia dân sự tại các phái bộ thực địa và các vị trí dân sự tại Ban thư ký Liên Hiệp Quốc.

Một lý do nữa, việc cử đối tượng dân sự tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc sẽ mang lại cho Việt Nam nhiều lợi ích tiềm năng; giúp huy động thêm nguồn nhân lực để tham gia sâu rộng hơn vào các hoạt động gìn giữ hòa bình, nhất là các vị trí lãnh đạo hoặc vị trí tại các cơ quan hoạch định chính sách của Liên Hiệp Quốc. Qua đó sẽ mở rộng tầm ảnh hưởng, nâng cao vị trí, vai trò của Việt Nam trên trường quốc tế.

Thực tế cho thấy, nhiều quốc gia (Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ…) đã và đang cử các viên chức chính phủ tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc tại các phái bộ thực địa và các cơ quan hoạch định chính sách hoặc Trụ sở Liên Hiệp Quốc.

Điển hình như Trung Quốc, nước này có chiến lược thúc đẩy mạnh mẽ và đã cử số lượng lớn nhân viên dân sự làm việc tại các văn phòng tại Trụ sở Liên Hiệp Quốc và tại thực địa. Đây là bước đi mang tính chiến lược, tầm nhìn dài hạn nhằm gia tăng mức độ, phạm vi ảnh hưởng, trực tiếp tham gia soạn thảo, hoạch định các chính sách của Liên Hiệp Quốc ở các cấp độ.

Công chức, viên chức có thể tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình- Ảnh 2.

Dự thảo luật bổ sung quy định cán bộ, công chức, viên chức được cử tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc. ẢNH: T.N 

5 nhóm hành vi bị nghiêm cấm

Vẫn theo Chính phủ, thực tiễn cho thấy ý thức dân tộc, ý thức trách nhiệm và ý thức tổ chức kỷ luật của các cá nhân, đơn vị của Việt Nam đã và đang tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc là rất tốt.

Song, xuất phát từ vị trí, vai trò của lực lượng này là đại diện cho đất nước tham gia các hoạt động bảo vệ hòa bình trong khu vực và trên thế giới, cần có quy định về các hành vi bị nghiêm cấm nhằm đảm bảo an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội và uy tín Việt Nam trên trường quốc tế.

Dự thảo luật do đó quy định 5 nhóm hành vi bị nghiêm cấm trong tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc:

- Lợi dụng, lạm dụng việc tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình để vi phạm pháp luật, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và cá nhân.

- Mua chuộc, hối lộ, dụ dỗ, lôi kéo hoặc ép buộc người tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình để thực hiện hành vi trái pháp luật.

- Phân biệt đối xử về giới, chia rẽ, kỳ thị dân tộc, chủng tộc, quốc tịch, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hóa trong tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình.

- Phát tán hình ảnh sai lệch, lộ lọt thông tin bí mật Nhà nước.

- Các hành vi khác theo quy định của pháp luật Việt Nam và Liên Hiệp Quốc trong quá trình tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình.

Theo Tuyến Phan/Thanh niên

https://thanhnien.vn/cong-chuc-vien-chuc-co-the-tham-gia-luc-luong-gin-giu-hoa-binh-185250513233147417.htm

  • Từ khóa

Thủ tướng yêu cầu Hà Nội cấm xe máy xăng trong Vành đai 1 từ tháng 7.2026

Thủ tướng yêu cầu TP.Hà Nội chuyển đổi phương tiện, lộ trình đến ngày 1.7.2026 không có xe mô tô, xe gắn máy sử dụng nhiên liệu hóa thạch lưu thông trong...
18:04 - 12/07/2025
281 lượt xem

Bộ Chính trị, Ban Bí thư: Cho phép cán bộ còn thiếu tiêu chuẩn được làm bí thư, chủ tịch xã

Bộ Chính trị, Ban Bí thư cho phép vận dụng, bố trí cán bộ còn thiếu tiêu chuẩn trình độ lý luận, chức danh quy hoạch làm bí thư, chủ tịch UBND cấp xã.
11:55 - 12/07/2025
420 lượt xem

Bộ Chính trị, Ban Bí thư thi hành kỷ luật đảng viên vi phạm

Ngày 11/7, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư họp xem xét đề nghị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương về việc thi hành kỷ luật đảng viên vi...
18:54 - 11/07/2025
793 lượt xem

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 9 luật vừa được thông qua

Sáng 11/7, tại Phủ Chủ tịch, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố 9 luật đã được Quốc hội khóa XV, kỳ họp thứ 9...
14:52 - 11/07/2025
899 lượt xem

Hoàn thành công tác chuẩn bị Triển lãm thành tựu đất nước trước ngày 15/8

Ngày 10/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính ký Công điện số 107/CĐ-TTg, yêu cầu các bộ, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị chức năng khẩn trương triển khai tổ...
08:15 - 11/07/2025
1,088 lượt xem