24
/
176681
Chính quyền Trump ép Ukraine ra sao trong thỏa thuận khoáng sản?
chinh-quyen-trump-ep-ukraine-ra-sao-trong-thoa-thuan-khoang-san
news

Chính quyền Trump ép Ukraine ra sao trong thỏa thuận khoáng sản?

Thứ 6, 21/02/2025 | 14:19:58
2,076 lượt xem

Nội dung của bản thỏa thuận do Washington đề ra khó chấp nhận hơn những gì Kiev dự tính, khiến Tổng thống Ukraine buộc phải từ chối.

Mỹ tính toán gì sau thỏa thuận khoáng sản với Ukraine? - Ảnh 1.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky (trái) và Tổng thống Mỹ Donald Trump - Ảnh: REUTERS

Trong “Kế hoạch chiến thắng” mà Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky gửi đến Tổng thống Mỹ Donald Trump vào tháng 11-2024, ông Zelensky đã đề xuất ý tưởng trao cho Mỹ quyền sở hữu trực tiếp đất hiếm và khoáng sản quan trọng của Ukraine, với tính toán rằng điều này sẽ khiến các công ty Mỹ nhanh chóng thiết lập hoạt động trên thực địa, tạo ra một "hàng rào kẽm gai" ngăn cản Nga tấn công lần nữa.

Thế nhưng, sau khi phái đoàn Mỹ đưa ra cho ông Zelensky bản dự thảo vào tuần trước, Tổng thống Ukraine đã phải từ chối. Điều này là bởi, theo tờ The Telegraph, nội dung của bản thỏa thuận thật sự ngặt nghèo hơn những gì Kiev dự tính.

Điều khoản ngặt nghèo

The Telegraph đã trích dẫn nội dung bản dự thảo ghi ngày 7-2 do phía Mỹ đề xuất, cho biết thỏa thuận sẽ tính đến “giá trị kinh tế liên quan đến tài nguyên của Ukraine”, bao gồm “tài nguyên khoáng sản, tài nguyên dầu khí, cảng, cơ sở hạ tầng khác (theo thỏa thuận)”.

Trong đó, Washington sẽ lấy 50% doanh thu định kỳ mà Ukraine nhận được từ việc khai thác tài nguyên. Và nếu Ukraine cấp phép khai thác tài nguyên cho các bên thứ ba, Mỹ cũng sẽ nhận một nửa giá trị tài chính từ những giấy phép đó.

Đáng chú ý, Washington cũng sẽ có "quyền thế chấp đối với các khoản doanh thu trên” theo hướng có lợi cho Mỹ. Điều này có nghĩa rằng Mỹ được ưu tiên thu tiền từ các nguồn doanh thu trước khi Ukraine có thể sử dụng cho các mục đích khác.

Mỹ tính toán gì sau thỏa thuận khoáng sản với Ukraine? - Ảnh 2.

Mỏ graphite lộ thiên Zavallievsky ở Zavallia (miền trung Ukraine) - Ảnh: REUTERS

Thêm vào đó, bản dự thảo cũng ghi rõ rằng Mỹ sẽ có “quyền ưu tiên từ chối trước (right of first refusal) đối với tất cả các khoáng sản có thể xuất khẩu từ Ukraine”. Nói cách khác, nếu Ukraine muốn bán tài nguyên cho nước khác, họ phải đề nghị bán cho Mỹ trước. Chỉ khi Mỹ từ chối, Ukraine mới được phép bán cho bên thứ ba.

Hơn nữa, Washington sẽ có “quyền miễn trừ chủ quyền”, nghĩa là chính phủ Mỹ và các tổ chức liên quan sẽ không thể bị kiện hoặc chịu trách nhiệm pháp lý ở Ukraine trong các giao dịch này.

Theo Telegraph, bản thỏa thuận cũng có đoạn ghi rằng “Thỏa thuận này sẽ được điều chỉnh bởi luật pháp bang New York, không tính đến các nguyên tắc xung đột luật pháp”.

Như vậy, mọi tranh chấp hoặc vấn đề liên quan đến thỏa thuận này sẽ được giải quyết chỉ theo luật pháp của bang New York bất kể hoàn cảnh nào và Ukraine không thể viện dẫn luật pháp của mình để bảo vệ lợi ích quốc gia.

Tính toán từ Mỹ

Hiện vẫn chưa rõ đề xuất ban đầu của Mỹ được đưa ra là nhằm yêu cầu Ukraine hoàn trả cho các khoản viện trợ vũ khí trong quá khứ hay cho các đợt viện trợ mới trong tương lai. Nhưng ông Zelensky hôm 19-2 cho biết đề xuất này tập trung quá nhiều vào lợi ích của Mỹ, và thiếu sự đảm bảo an ninh cho Kyiv, theo hãng tin Reuters

Kể cả khi chấp nhận thỏa thuận, Ukraine khó để mà cung cấp “lượng đất hiếm tương đương 500 tỉ USD” mà Tổng thống Trump yêu cầu hoặc con số viện trợ 175 tỉ USD mà Quốc hội Mỹ đã phê duyệt trong nhiều năm qua. Điều này là bởi giá trị khoáng sản của nước này, đặc biệt là đất hiếm, thấp hơn các ước tính trước đó.

“Những gì Ukraine có là 'đất bị cháy rụi', những gì nước này không có là đất hiếm”, nhà phân tích Javier Blas từ Bloomberg khẳng định, đồng thời nói rằng Ukraine “không có mỏ đất hiếm nào lớn ngoài các mỏ scandium nhỏ”.

Như vậy, bản thỏa thuận không chỉ nhằm thu lại phần viện trợ mà Mỹ đã dành cho Ukraine trong 3 năm qua mà còn đóng vai trò tạo sức ép lên Kiev. Với sức ép này, Ukraine sẽ phải đối mặt với lựa chọn đầy thách thức giữa việc đánh mất ủng hộ từ Mỹ hoặc thất thế trước Nga.

Mỹ tính toán gì sau thỏa thuận khoáng sản với Ukraine? - Ảnh 4.

Một tòa nhà bị phá hủy tại làng Novopavlivka, ở vùng Dnipropetrovsk (Ukraine) - Ảnh: REUTERS

Và vòng vây sức ép dành cho Kiev đang ngày một được thắt chặt ngay sau những chỉ trích bất ngờ của ông Trump đối với ông Zelensky ngày 19-2 vừa qua.

Nhà Trắng hôm 20-2 cũng đã gọi việc ông Zelensky từ chối ký vào thỏa thuận là không thể chấp nhận được. "Họ cần phải hạ giọng và xem xét kỹ lưỡng rồi ký thỏa thuận đó", ông Mike Waltz, cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Trump nói với đài Fox News hôm 20-2.

"Tôi nghĩ vấn đề đối với Ukraine là nước này thực sự không có nhiều sự lựa chọn", bà Oxana Shevel, phó giáo sư khoa học chính trị tại ĐH Tufts ở Boston (Mỹ) nhận xét với đài CBC,

Theo Trọng Tấn/Tuổi trẻ

https://tuoitre.vn/chinh-quyen-trump-ep-ukraine-ra-sao-trong-thoa-thuan-khoang-san-20250221111927518.htm

  • Từ khóa

Quan hệ Mỹ - Nhật - Hàn trắc trở vì 'tiền nong'

Quan hệ của Mỹ với Nhật Bản và Hàn Quốc đang đối mặt nhiều bất ổn mà nguyên nhân là từ chính sách thuế và yêu cầu về ngân sách quốc phòng mà Washington...
07:36 - 12/07/2025
302 lượt xem

Lầu Năm Góc hé lộ cú chuyển chiến lược bất ngờ

Lầu Năm Góc hôm 10-7 công bố sáng kiến toàn diện nhằm thiết lập vị thế thống trị của máy bay không người lái quân sự Mỹ.
14:56 - 11/07/2025
703 lượt xem

Trung Quốc tuyên bố sẵn sàng hỗ trợ giải quyết tranh chấp biên giới Thái Lan - Campuchia

Trong bối cảnh căng thẳng tranh chấp biên giới giữa Thái Lan và Campuchia, Trung Quốc tuyên bố sẵn sàng đóng vai trò xây dựng, kêu gọi hai nước giải quyết...
13:00 - 11/07/2025
708 lượt xem

Mỹ - Nhật - Hàn tập trận với máy bay ném bom B-52, ra tuyên bố chung

Lực lượng Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản tập trận chung trên vùng biển quốc tế phía nam Hàn Quốc với sự xuất hiện lần đầu trong năm nay của máy bay ném bom...
14:43 - 11/07/2025
699 lượt xem

Thị trường hàng hóa giằng co trước áp lực thuế quan và lo ngại nguồn cung

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam cho biết, chốt phiên giao dịch hôm qua (10/7), chỉ số MXV-Index gần như đi ngang, duy trì ổn định quanh mức 2.213 điểm....
11:47 - 11/07/2025
812 lượt xem