24
/
180748
Thương chiến khó lường, kinh tế toàn cầu ảm đạm
thuong-chien-kho-luong-kinh-te-toan-cau-am-dam
news

Thương chiến khó lường, kinh tế toàn cầu ảm đạm

Thứ 7, 24/05/2025 | 08:01:57
2,187 lượt xem

Tuy chưa "chốt hạ" các thỏa thuận thương mại giữa Mỹ với các nước, nhưng chính sách thuế của Nhà Trắng khiến kinh tế toàn cầu tiếp tục bị tổn thương nghiêm trọng.

Hôm qua 23.5, viết trên mạng xã hội, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ đề xuất áp thuế 50% đối với hàng hóa từ Liên minh Châu Âu (EU) có hiệu lực vào đầu tháng tới.

Trước đó, cùng ngày 23.5, tờ Financial Time đưa tin Washington đang thúc đẩy EU đơn phương cắt giảm thuế quan đối với hàng hóa của Mỹ. Nếu không nhượng bộ hay không có tiến triển trong việc đàm phán, EU có thể phải chịu thêm 20% thuế đối ứng từ Mỹ. Trong khi đó, dù các thành viên EU đã đồng ý khung đàm phán, nhưng khối này vẫn còn khoảng cách khá xa với Mỹ về thỏa thuận.

Doanh nghiệp bi quan

Trong khi đó, bất ổn về thuế quan và thương chiến đang khiến giới doanh nghiệp (DN) trên thế giới lo lắng. Tập đoàn tài chính Allianz (Đức) vừa công bố kết quả khảo sát với 4.500 DN ở Trung Quốc, Pháp, Đức, Ý, Ba Lan, Singapore, Tây Ban Nha, Anh và Mỹ. Khảo sát được thực hiện 2 lần, trước và sau ngày 2.4 - thời điểm Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố thuế đối ứng.

Theo đó, sau ngày 2.4, gần 60% DN tham gia khảo sát nhìn nhận thương chiến đang tác động tiêu cực và 45% DN đánh giá kim ngạch xuất khẩu sẽ giảm nghiêm trọng. Có đến 25% DN cho biết đang xem xét tạm dừng sản xuất do vấn đề thuế quan và biến động tiền tệ. So với khảo sát trước ngày 2.4, tỷ lệ DN đánh giá xuất khẩu vẫn tích cực đã giảm từ 80% xuống còn 40%.

Ngành ô tô của Nhật Bản đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng do chính sách thuế của Mỹ. ẢNH: REUTERS

Giữa biến động thuế quan, các DN tính đến việc tăng giá. Theo khảo sát trên, 54% DN Mỹ tham gia khảo sát thừa nhận chuẩn bị tăng giá bán hàng hóa. Nếu điều này thực sự xảy ra, lạm phát Mỹ có thể tăng nhanh như các cảnh báo đã nêu ra.

Bên cạnh đó, để giảm hơn nữa chi phí, phần lớn DN đang tìm kiếm các tuyến đường vận chuyển thay thế ngay cả khi giá dầu thô dự kiến tiếp tục giảm. Đồng thời, các DN nhập khẩu hàng hóa của Mỹ còn có xu hướng thắt chặt những điều khoản liên quan rủi ro trong hợp đồng thương mại.

Châu Á - Thái Bình Dương nhiều khó khăn

Trong phân tích gửi đến Thanh Niên mới đây, Hãng xếp hạng tín nhiệm tín dụng S&P Ratings đánh giá các thách thức hiện tại của kinh tế toàn cầu, nhất là thương chiến và biện pháp thuế quan, khiến thương mại châu Á - Thái Bình Dương ngày càng phân mảnh và đang phải tái cấu trúc.

"Thuế quan và căng thẳng thương mại sẽ làm phức tạp dòng chảy thương mại và chuỗi cung ứng châu Á - Thái Bình Dương", theo nhận xét của bà Eunice Tan, Trưởng bộ phận nghiên cứu tín dụng khu vực châu Á - Thái Bình Dương (S&P Ratings), tại S&P Global Ratings. Sự thay đổi về cơ cấu dòng chảy thương mại đồng nghĩa với việc nhiều nhà sản xuất xem xét lại chuỗi cung ứng và mô hình kinh doanh.

Nguy cơ trên diễn ra trong bối cảnh kinh tế nhiều nước ở châu Á - Thái Bình Dương đang gặp khó khăn. Cụ thể, kinh tế cả Nhật Bản lẫn Trung Quốc đều bi quan. Quý 1/2025, kinh tế Nhật Bản đã giảm 0,7% so với cùng kỳ năm 2024, trong khi mức tăng trưởng của quý 4/2024 là 2,4%. Tờ Nikkei Asia vừa dẫn khảo sát nhanh 10 nhà kinh tế đã dự báo Nhật Bản đạt mức tăng trưởng không quá 0,2% trong quý 2/2025. Xuất khẩu ô tô của Nhật Bản đã giảm 5,8% về doanh thu trong tháng 4.2025 do chính sách thuế của Mỹ.


Tương tự, theo tờ Nikkei Asia, 5 trong số 6 nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á đã báo cáo tăng trưởng quý 1/2025 chậm hơn so với cùng kỳ năm ngoái. Điều này đồng nghĩa với việc đà tăng trưởng kinh tế đã mờ nhạt ngay cả trước khi Tổng thống Trump công bố thuế đối ứng.

Từ thực tế trên, các dự báo về kinh tế thế giới nói chung, khu vực châu Á - Thái Bình Dương nói riêng tiếp tục ảm đạm. Mới đây, Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) công bố báo cáo về tình hình kinh tế khu vực. Qua đó, APEC dự báo kinh tế khu vực sẽ tăng trưởng 2,6% trong năm nay, giảm mạnh so với mức tăng trưởng 3,6% vào năm 2024. Mức tăng trưởng năm 2026 được APEC dự báo khoảng 2,7%. Vừa qua, Viện Phát triển Hàn Quốc cũng hạ mức dự báo tăng trưởng của nước này trong năm nay từ 1,6% xuống còn 0,8%.

Nhiều bang kiện chính sách thuế của ông Trump

Reuters ngày 22.5 đưa tin 12 tiểu bang Mỹ vừa đệ đơn lên tòa án yêu cầu bác bỏ chính sách thuế đối ứng mà Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố ngày 2.4. Các đơn kiện cho rằng ông Trump đã vượt quá thẩm quyền khi tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia để áp đặt thuế toàn diện đối với hàng nhập khẩu. Ông Trump cũng bị cho rằng đã hiểu sai về Đạo luật Quyền hạn kinh tế khẩn cấp quốc tế (IEEPA) và lợi dụng IEEPA như "tấm séc trắng" tùy ý sử dụng.

Theo Hoàng Đình/Thanh niên

https://thanhnien.vn/thuong-chien-kho-luong-kinh-te-toan-cau-am-dam-18525052321342985.htm

  • Từ khóa

Cựu Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol lại bị bắt tạm giam

Cựu Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol một lần nữa bị bắt giam liên quan cuộc điều tra về vụ ban bố thiết quân luật hồi năm ngoái.
08:40 - 10/07/2025
80 lượt xem

Ông Trump công bố thêm 'thư áp thuế' từ 20-30% với 6 nước

Ông Trump công bố sẽ áp thuế từ 20% đến 30% với 6 nước từ ngày 1-8, kéo dài danh sách 14 quốc gia đã nhận được thư trước đó.
06:30 - 10/07/2025
82 lượt xem

Ông Trump gửi thư cho Thủ tướng Campuchia Hun Manet

Tổng thống Trump đề xuất các công ty Campuchia có thể tránh mức thuế quan 36% bằng cách chuyển hoạt động sản xuất hoặc đầu tư sang Mỹ.
14:51 - 09/07/2025
165 lượt xem

Hàn Quốc phải trả 10 tỉ USD để Mỹ bảo vệ quân sự?

Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng Hàn Quốc cần phải trả thêm tiền để đổi lấy Mỹ bảo vệ quân sự, một ngày sau khi thông báo kế hoạch áp thuế nhập khẩu...
11:13 - 09/07/2025
244 lượt xem

Giá đồng tăng kỷ lục sau đe dọa áp thuế 50% của ông Trump

Ngày 8-7, giá đồng đã tăng vọt lên mức cao kỷ lục sau khi ông Trump cho biết có kế hoạch áp thuế 50% đối với tất cả đồng nhập khẩu vào Mỹ.
10:11 - 09/07/2025
281 lượt xem