240
/
183458
Đề xuất nâng giảm trừ gia cảnh: Khi chính sách cần bắt kịp mức sống
de-xuat-nang-giam-tru-gia-canh-khi-chinh-sach-can-bat-kip-muc-song
news

Đề xuất nâng giảm trừ gia cảnh: Khi chính sách cần bắt kịp mức sống

Thứ 3, 22/07/2025 | 16:30:17
192 lượt xem

Bộ Tài chính đề xuất điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế lên 15,5 triệu đồng/tháng, điều này được kỳ vọng tạo dư địa chi tiêu cho người lao động.

Hai phương án giảm trừ gia cảnh thuế thu nhập cá nhân

Bộ Tài chính vừa có dự thảo tờ trình Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh thuế thu nhập cá nhân, áp dụng cho kỳ tính thuế 2026. Nguyên nhân điều chỉnh do chỉ sốgiá tiêu dùng (CPI) giai đoạn 2020 - 2025 tăng khoảng 21,24%, tức vượt 20% được cho ngưỡng cần điều chỉnh giảm trừ gia cảnh theo quy định.

Theo đó, Bộ Tài chính đề xuất 2 phương án điều chỉnh mức giảm trừ để trình cấp thẩm quyền xem xét.

Phương án 1, điều chỉnh theo tốc độ tăng CPI. Như vậy, mức giảm trừ cho bản thân người nộp thuế sẽ từ 11 triệu lên khoảng 13,3 triệu đồng một tháng. Còn người phụ thuộc được nâng từ 4,4 triệu lên 5,3 triệu đồng một tháng.

Bộ Tài chính đánh giá phương án này đúng theo Luật Thuế thu nhập cá nhân hiện hành, đảm bảo nhu cầu thiết yếu cuộc sống và mức trượt giá từ thời điểm điều chỉnh gần nhất.

Bộ Tài chính đề xuất nâng giảm trừ gia cảnh lên cao nhất 15,5 triệu đồng. Ảnh minh họa

Bộ Tài chính đề xuất nâng giảm trừ gia cảnh lên cao nhất 15,5 triệu đồng. Ảnh minh họa

Phương án 2, theo tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người và GDP bình quân đầu người. Theo đó, mức giảm trừ cho người nộp thuế dự kiến lên 15,5 triệu đồng, người phụ thuộc 6,2 triệu đồng một tháng.

Bộ cho rằng, phương án này sẽ góp phần giảm nghĩa vụ thuế cho người nộp ở mức cao hơn. Nếu thực hiện theo phương án này, ngân sách sẽ giảm thu, nhưng khi mức giảm trừ gia cảnh cao hơn thì nộp thuế ít đi, thu nhập khả dụng của người dân tăng lên. Qua đó, việc này sẽ góp phần kích thích tăng chi tiêu hộ gia đình, tiêu dùng xã hội và gián tiếp giúp tăng thu ngân sách từ các nguồn khác trong trung, dài hạn.

Công thức giảm trừ gia cảnh cũ đã lạc hậu

Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, Tiến sĩ Nguyễn Quốc Việt, chuyên gia chính sách công Trường Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) cho rằng: “Theo tôi, không nên tập trung vào điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh theo phương pháp đã quy định tại luật cũ, vốn đã khá lạc hậu”.

Ông Quốc Việt cũng nhấn mạnh sự cần thiết của việc sửa đổi toàn diện và căn bản cách tính thuế thu nhập cá nhân, bao gồm các biểu thuế suất và cách thức giảm trừ gia cảnh.

“Sẽ hợp lý hơn nếu chúng ra tập trung vào việc sửa đổi luật thuế một cách tổng thể thay vì chỉ điều chỉnh một điểm nhỏ là mức giảm trừ gia cảnh”, ông Quốc Việt nói.

Chuyên gia này chỉ ra rằng, công thức tính điều chỉnh giảm trừ gia cảnh theo Luật số 26/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) số 04/2007/QH12 chỉ dựa trên chỉ số CPI và phải đạt lũy kế cộng dồn 20% mới xem xét điều chỉnh giảm trừ gia cảnh đã trở nên quá lạc hậu.

Việc tiếp tục dựa trên công thức này để ra Nghị quyết sẽ không còn phù hợp với thực tế. Do đó, dù có đưa ra phương án 1 hay phương án 2, Bộ Tài chính cũng không giải quyết được gốc rễ của vấn đề”, ông Việt khẳng định.

Vị chuyên gia này cũng đề cập đến những xu thế mới trong việc tính toán giảm trừ gia cảnh. Có nhiều quan điểm cho rằng cần thay đổi cách tính hiện tại, cụ thể như sau:

Có thể giảm trừ trực tiếp cho các chi phí hợp lý: Bao gồm cả chi phí đầu tư, nhằm mở rộng đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân không chỉ giới hạn ở người lao động làm công ăn lương mà còn bao gồm cả những người kinh doanh. Những đối tượng này cần được khấu trừ các chi phí đầu vào hợp lý và chi phí đầu tư được cá thể hóa theo từng cá nhân, hộ gia đình.

Hoặc dựa trên mức lương tối thiểu vùng: Phương án này cho phép cá thể hóa mức giảm trừ theo nhu cầu chi tiêu khác nhau của từng vùng khác nhau.

Ông Việt cho rằng, nên tập trung vào việc sửa đổi dứt điểm luật thuế thu nhập cá nhân với những cách thức sửa đổi theo các đề xuất mới. Điều này sẽ hiệu quả hơn là việc thảo luận một giải pháp vá víu và đã lạc hậu. 

Tạo động lực cho người lao động

Theo Giáo sư Tiến sĩ Đinh Văn Sơn, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Thương mại, ông quan tâm nhất là cơ sở để xác định ra mức giảm trừ gia cảnh mới theo đề xuất của Bộ Tài chính.

“Việc chỉ đơn thuần đề xuất tăng mức giảm trừ gia cảnh mà không có một phương pháp luận rõ ràng là cách làm không bền vững”, ông Sơn nói.

Tại tờ trình của Bộ Tài chính có nêu thuế thu nhập cá nhân được xây dựng trên nguyên tắc lợi ích, công bằng và khả năng nộp thuế. Việc áp dụng thuế thu nhập cá nhân sẽ góp phần bảo đảm tính hợp lý, công bằng, hiệu quả của chính sách thuế... 

Ông Sơn cho rằng, mức giảm trừ gia cảnh phải được tính toán dựa trên các yếu tố thực tế và có định kỳ điều chỉnh cho phù hợp.

“Việc điều chỉnh này nên tương thích với định kỳ điều chỉnh mức lương tối thiểu. Hơn nữa, mức giảm trừ cho một người phụ thuộc phải được căn cứ vào chi phí cho cuộc sống tối thiểu của người đó.

Ví dụ, để nuôi dưỡng bố mẹ, cần xác định một tháng họ cần tối thiểu bao nhiêu tiền để trang trải cuộc sống và con số đó phải là nền tảng để tính toán…”, ông Sơn nói.

Khi được hỏi về tác động của chính sách này, nhất là đối với người lao động, ông Sơn cho biết, có thể khi mức giảm trừ tăng lên, số thuế phải nộp sẽ giảm xuống, đồng nghĩa với việc người lao động có thêm một khoản thu nhập để chi tiêu vào hàng hóa, các dịch vụ chăm lo cho gia đình, giáo dục và y tế.

"Đối với doanh nghiệp, mặc dù chính sách này không ảnh hưởng trực tiếp đến tài chính của doanh nghiệp mà chủ yếu liên quan đến ngân sách nhà nước, nhưng nó mang lại lợi ích gián tiếp. Khi người lao động yên tâm về thu nhập và cuộc sống, họ sẽ có động lực để cống hiến và làm việc hiệu quả hơn cho doanh nghiệp trong việc cải tiến chất lượng…”, ông Sơn nói.

Hiện, mức giảm trừ gia cảnh là 11 triệu đồng và mỗi người phụ thuộc 4,4 triệu đồng một tháng. Mức này duy trì từ tháng 7/2020. Cá nhân được trừ các khoản bảo hiểm, giảm trừ gia cảnh, phụ cấp, trợ cấp..., số còn lại mới là thu nhập tính thuế thu nhập cá nhân. Mức này sẽ được tính toán thay đổi khi CPI tăng trên 20%.

Theo Minh Khánh/Công thương

https://congthuong.vn/de-xuat-nang-giam-tru-gia-canh-khi-chinh-sach-can-bat-kip-muc-song-411682.html

  • Từ khóa

Bồi thường bảo hiểm hơn 14,2 tỉ đồng cho nạn nhân vụ lật tàu ở Quảng Ninh

Theo Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính), tính đến 11h ngày 22-7, khoảng 14,27 tỉ đồng là tổng số tiền bồi thường, trả tiền bảo hiểm thiệt hại...
16:15 - 22/07/2025
420 lượt xem

Quảng Ninh: Người dân bức xúc vì bị trục lợi trong bão số 3

Nhiều người dân tại Quảng Ninh bức xúc vì bị trục lợi chỗ để xe giữa lúc phòng, chống cơn bão số 3 (Wipha), với giá 500.000 đồng/xe trong hầm chung cư nhà...
15:32 - 22/07/2025
344 lượt xem

Tìm thấy một thi thể tại khu vực tàu Vịnh Xanh 58 bị lật trên vịnh Hạ Long

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, trung tá Lê Thế Dũng, phó đồn trưởng Đồn biên phòng cửa khẩu cảng Hòn Gai, cho biết đã vớt được 1 thi thể nạn nhân tại khu...
14:27 - 22/07/2025
404 lượt xem

Ban Bí thư chỉ đạo kiểm tra, ứng phó bão số 3, hạn chế thấp nhất mức thiệt hại

Ban Bí thư yêu cầu các cơ quan, địa phương tăng cường chỉ đạo, kiểm tra, ứng phó với bão số 3 (bão Wipha), hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại xảy ra.
14:44 - 22/07/2025
365 lượt xem

Bão số 3 đang suy yếu, gây mưa lớn ở Hà Nội, Nghệ An, Thanh Hóa

Sau khi đi vào đất liền các tỉnh Hưng Yên - Ninh Bình, bão số 3 (Wipha) đang dần suy yếu và tiếp tục gây mưa rất lớn Nghệ An, Thanh Hóa trong chiều và đêm...
14:32 - 22/07/2025
317 lượt xem