240
/
67311
Cải cách tiền lương từ nguồn tiền nào?
cai-cach-tien-luong-tu-nguon-tien-nao
news

Cải cách tiền lương từ nguồn tiền nào?

Thứ 5, 15/11/2018 | 08:03:23
757 lượt xem

Các địa phương phải dành ra 50% vượt thu để làm nguồn tài chính dành cho chi trả tiền lương theo chính sách cải cách tiền lương mới.

Ngoài các giải pháp giảm bội chi, thâm hụt ngân sách, xử lý không còn nợ đọng xây dựng cơ bản, Quốc hội cũng đang có những giải pháp để thực hiện chính sách cải cách tiền lương theo cách tính mới bắt đầu thực hiện từ năm 2021.

Bên hành lang Quốc hội, ông Đinh Văn Nhã, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính ngân sách của Quốc hội đã có cuộc trao đổi với báo chí về những vấn đề trên.

PV: Xin ông cho biết, việc xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản và việc bố trí vốn cho những chương trình mục tiêu quốc gia đang được Quốc hội, các Bộ ngành, địa phương thực hiện như thế nào?

Ông Đinh Văn Nhã: Trong 3 năm gần đây, Chính phủ  và các địa phương đã xử lý khoảng gần 10.000 tỷ đồng nợ đọng xây dựng cơ bản. Nghị quyết của Quốc hội đã đưa ra một số giải pháp như giao cho Chính phủ chỉ đạo các Bộ ngành, địa phương là phải xử lý 50% nợ đọng xây dựng cơ bản để đến năm 2020 không còn nợ đọng xây dựng cơ bản.

cai cach tien luong tu nguon tien nao? hinh 1

Ông Đinh Văn Nhã, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính ngân sách của Quốc hội

Trong 3 năm qua, Quốc hội đã chú trọng bố trí vốn cho 2 chương trình mục tiêu quốc gia là xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững. Trong đó, chương trình giảm nghèo bền vững được gần 40%; xây dựng nông thôn mới được gần 50%. Riêng năm 2019, Quốc hội đã bố trí thêm vốn cho 2 chương trình này là hơn 18.000 tỷ đồng.

Dành 50% vượt thu để chi trả tiền lương

PV: Về việc phân bổ ngân sách, nhiều ý kiến cho rằng, cần xem lại phần vượt thu của địa phương để lấy đó là nguồn vốn đầu tư trở lại cho kinh tế-xã hội, cơ sở hạ tâng ở địa phương đó. Ý kiến của ông về vấn đề này như thế nào?

Ông Đinh Văn Nhã: Luật Ngân sách Nhà nước năm 2012 đến năm 2015 đã quy định cho các địa phương sử dụng ngân sách đến cuối năm. Sau khi tính toán, tổng  hợp, xác định số tiền vượt thu đối chiếu so với dự toán đầu năm thì có thể xác định là địa phương bội chi hay vượt thu. Trường hợp ngân sách Trung ương hay địa phương vượt thu thì phải sử dụng số tiền đó để giảm bội chi, giảm vay nợ (cả gốc và lãi), tăng quỹ dự trữ tài chính...

Trong 3 năm qua, ngân sách của địa phương vượt thu tương đối nhiều, mỗi năm vượt gần 60.000 tỷ đồng. Năm 2016, ngân sách của địa phương vượt thu khoảng hơn 60.000 tỷ đồng; năm 2017 vượt hơn 80.000 tỷ đồng và năm 2018 vượt từ 40.000  đến 50.000 tỷ đồng.

Đến năm 2020, các địa phương phải thực hiện Nghị quyết 18/NQ-TW để đến năm 2021 thực hiện chính sách cải cách tiền lương. Theo quy chế mới, các địa phương phải dành ra 50% vượt thu để làm nguồn tài chính chi trả tiền lương. Còn lại là dành cho đầu tư phát triển các dự án cấp bách liên quan đến xóa đói giảm nghèo, phòng chống thiên tai...

PV: Quốc hội đã có Nghị quyết yêu cầu giảm thâm hụt ngân sách, đưa mức bội chi ngân sách cho giai đoạn 2016-2020 là không quá 3,9% GDP và phấn đấu đến năm 2020 là không quá 3,5% GDP. Để đạt được mục tiêu này, chúng ta cần phải ưu tiên thực hiện những gì, thưa ông?

Ông Đinh Văn Nhã: Đây là vấn đề lớn không chỉ của quốc gia mà còn là ở các địa phương phải thực hiện. Để đạt được mục tiêu đề ra, giải pháp đầu tiên là phải hoàn thiện các chính sách pháp luật để tháo gỡ khó khăn và để tạo môi trường thúc đẩy sản xuất, tăng trưởng kinh tế cao hơn trong 2 năm tới.

Thứ hai là chúng ta phải phát huy tinh thần trách nhiệm trong các cơ quan trong hệ thống chính trị, lấy lực lượng nòng cốt là các ngành tài chính, thuế, hải quan, phấn đấu đạt được ở mức cao nhất dự toán thu theo Nghị quyết của Quốc hội hàng năm.

Trong điều hành chi, sử dụng ngân sách thì phải thực sự tiết kiệm, chống lãng phí. Đặc biệt là phải sắp xếp lại tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế và đẩy mạnh giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị sự nghiệp công lập.

PV: Xin cảm ơn ông!./.

Theo Bích Lan/VOV.VN

  • Từ khóa

Tăng phụ cấp ngăn 'chảy máu chất xám' ngành y

Bộ Y tế đang xây dựng nghị định thay thế quy định hiện hành về phụ cấp ưu đãi theo nghề, với kỳ vọng sẽ tăng cơ hội cho y bác sĩ gắn bó với nghề, giải...
10:14 - 28/07/2025
60 lượt xem

Quân đội sẵn sàng bay cứu hộ, ứng phó mưa lũ ở Sơn La

Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam yêu cầu Viettel phối hợp với Quân khu 2 điều thiết bị bay không người lái để phát hiện sớm khu vực nguy cơ xảy...
09:11 - 28/07/2025
86 lượt xem

Triệu tập người livestream tung tin 'vỡ đập thủy điện ở Nghệ An'

Công an Nghệ An đã triệu tập người phát trực tiếp (livestream) tung tin vỡ đập thủy điện Bản Vẽ vào chiều 27.7, khiến hàng ngàn người ở vùng hạ du phải...
08:40 - 28/07/2025
148 lượt xem

Miền Bắc nắng nóng đến tháng 8, Hà Nội nóng trên 37 độ C

Các tỉnh miền Bắc có nắng nóng đến ngày 1.8. Dự báo nhiệt độ cao nhất tại Hà Nội và một số nơi trên 37 độ C.
08:00 - 28/07/2025
209 lượt xem

Khẩn trương cứu nạn vụ lũ quét, sạt lở đất ở Sơn La khiến ít nhất 2 người chết, 4 mất tích

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo khẩn trương cứu nạn và khắc phục hậu quả vụ lũ quét, sạt lở đất khiến ít nhất 2 người chết, 4 người mất tích.
06:48 - 28/07/2025
133 lượt xem