4
/
144169
Vì sao người Hàn Quốc chưa 'mê' cà phê Việt?
vi-sao-nguoi-han-quoc-chua-me-ca-phe-viet
news

Vì sao người Hàn Quốc chưa 'mê' cà phê Việt?

Thứ 3, 14/03/2023 | 15:17:51
2,122 lượt xem

Với giá trị nhập khẩu lên đến 6,5 tỉ USD mỗi năm, Hàn Quốc được xem là thị trường cà phê lớn thứ 2 thế giới. Nhưng Việt Nam - một trong những nguồn cung cà phê lớn nhất thế giới - vẫn nằm ngoài top 10 nhà cung cấp cà phê cho Hàn Quốc.

Nhiều nước tăng nhập cà phê Việt Nam

Lễ hội cà phê đang diễn ra tại Buôn Ma Thuột càng thêm ý nghĩa khi giá cà phê nội địa đang ở mức cao nhất trong gần nửa năm qua. Hiện giá cà phê robusta nhân xô tại các tỉnh Tây nguyên dao động quanh mốc 48.000 đồng/kg. So với đầu năm nay, giá cà phê bình quân tăng 8.000 đồng/kg và gần chạm mức đỉnh 50.700 đồng/kg hồi tháng 8.2022.

Nguồn cung cà phê arabica thấp là cơ hội để phát triển xu hướng tiêu dùng cà phê robusta của Việt Nam T.L

Giá cà phê nội địa tăng mạnh ngay từ đầu năm do nguồn cung khan hiếm trên thị trường quốc tế. Cụ thể, xuất khẩu cà phê của Brazil trong tháng 2.2023 chỉ đạt 2,1 triệu bao, giảm gần 36% so với cùng kỳ năm 2022 và là mức thấp nhất trong 5 năm qua. Ngược lại, xuất khẩu của Việt Nam lại đang rất thuận lợi. Số liệu từ Tổng cục Hải quan Việt Nam cho biết, trong tháng 2 xuất khẩu cà phê Việt Nam đạt trên 200.000 tấn, trị giá 435 triệu USD, so với tháng trước tăng 40% cả về lượng và giá trị.

Trong đó, EU - thị trường tiêu thụ lớn nhất (chiếm 41%) tăng 2,7%; Nga tăng 29%; Mỹ tăng tới 47%; Algeria tăng 117%... Đáng chú ý, một số nước có thế mạnh về trồng cà phê cũng tăng mạnh khối lượng nhập khẩu từ Việt Nam như: Mexico đạt gần 7.000 tấn, tăng gấp 6,7 lần, Indonesia đạt 6.700 tấn tăng 2,6 lần...

Theo Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO) xuất khẩu cà phê toàn cầu tiếp tục giảm trong giai đoạn đầu niên vụ 2022 - 2023, từ tháng 1 - 4. Điều này khiến giá cà phê thế giới tăng 11,4% trong tháng 2 lên mức bình quân 174,8 US cent/pound.

Tạo xu hướng cà phê Việt để tăng giá trị xuất khẩu

Tại một số cuộc hội thảo và diễn đàn về ngành cà phê, nhiều ý kiến cho rằng Việt Nam đang "mắc kẹt" trong thói quen tiêu dùng cà phê của khách hàng thế giới. Cụ thể, Việt Nam là nước sản xuất cà phê robusta lớn nhất thế giới nhưng khách hàng ở những nước tiêu thụ nhiều cà phê nhất thế giới lại thích sử dụng cà phê arabica. Đây chính là vấn đề khiến nhiều năm qua xuất khẩu cà phê của Việt Nam gặp khó khăn và đặc biệt là chưa có thương hiệu.

Dẫn câu chuyện bản thân khi đi công tác nước ngoài thường mang theo cà phê và mì gói vì không quen khẩu vị ở các khách sạn quốc tế, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan nói: "Tôi tin nhiều người trong chúng ta cũng thế. Vậy, với ngành cà phê Việt Nam, có nên chuyển hướng theo nhu cầu thế giới là arabica không. Nếu tiếp tục con đường cà phê robusta thì làm sao để cà phê Việt Nam có thể phát triển mạnh hơn? Đây là những vấn đề cần phải tìm được lời giải để ngành cà phê phát triển bền vững", ông phát biểu.

Ông Phạm Khắc Tuyên, Trưởng cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Hàn Quốc cho biết: Hàn Quốc hiện được xem là thị trường nhập khẩu cà phê lớn thứ 2 thế giới với giá trị lên đến 6,5 tỉ USD. Trung bình, một người Hàn Quốc mỗi ngày uống đến 2 ly cà phê. Tuy nhiên, phần lớn sử dụng cà phê arabica. Chính vì vậy, thị phần cà phê của Việt Nam ở Hàn Quốc hiện còn thấp, nằm ngoài top 10 nhà cung cấp chính cà phê cho nước này.

"Ở Hàn Quốc có xu hướng khởi nghiệp trong ngành cà phê. Để khai thác thị trường giàu tiềm năng này, chúng ta có thể xây dựng xu hướng cà phê Việt tại đây. Các doanh nghiệp cà phê lớn của Việt Nam có thể hướng đến đối tượng khởi nghiệp cà phê để mở rộng thị phần", ông Tuyên chia sẻ.

Theo một số chuyên gia, xây dựng xu hướng "cà phê Việt" là điều cần thiết và hoàn toàn khả thi vì sản phẩm cà phê Việt thường xuyên được các cơ quan báo chí nước ngoài xếp vào danh sách "ngon nhất thế giới". Để làm được như vậy, cần các cơ quan chức năng tập hợp các thương hiệu lớn lại để xây dựng các chương trình xúc tiến, quảng bá ở những thị trường tiềm năng.

Theo Chí Nhân/ Thanh Niên

https://thanhnien.vn/vi-sao-nguoi-han-quoc-chua-me-ca-phe-viet-185230314111826512.htm

  • Từ khóa

Việt Nam đang là quốc gia xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất thế giới

Thị trường hồ tiêu 6 tháng đầu năm 2025: Việt Nam dẫn đầu xuất khẩu; Indonesia bứt tốc xuất khẩu; Ấn Độ ưu tiên tiêu dùng nội địa.
15:54 - 28/07/2025
102 lượt xem

Giá gạo giảm mạnh, doanh nghiệp xuất khẩu bún, phở, bánh tráng… kỳ vọng thắng lớn

Với việc giá gạo đã giảm mạnh, chú trọng khai thác đa dạng thị trường, tăng cường chất lượng sản phẩm… nhiều doanh nghiệp xuất khẩu bún, phở, bánh...
14:11 - 28/07/2025
140 lượt xem

Nửa đầu 2025: Chung cư dẫn đầu mức độ quan tâm nhờ lực cầu ở thực và đầu tư khai thác

Theo số liệu của batdongsan.com.vn, trong quý II/2025, loại hình chung cư tiếp tục khẳng định vị thế dẫn dắt thị trường khi ghi nhận tỷ trọng mức độ quan...
10:29 - 28/07/2025
232 lượt xem

Ngành thủy sản hướng tới mục tiêu 10 tỷ USD trong năm 2025

Cùng với việc đa dạng hóa thị trường, tận dụng ưu đãi từ các hiệp định như EVFTA, CPTPP, ngành thủy sản hướng đến đích 10 tỷ USD trong năm nay.
08:42 - 28/07/2025
260 lượt xem

Vì sao hàng loạt shop trên sàn điện tử dừng kinh doanh?

Bán hàng trên sàn thương mại điện tử từng một thời là xu hướng, là nơi hái ra tiền của rất nhiều hộ kinh doanh nhỏ nhưng hiện đã không còn là sân chơi hấp...
06:54 - 28/07/2025
317 lượt xem