4
/
178891
Thương mại điện tử đang len lỏi mạnh mẽ ở nông thôn
thuong-mai-dien-tu-dang-len-loi-manh-me-o-nong-thon
news

Thương mại điện tử đang len lỏi mạnh mẽ ở nông thôn

Chủ nhật, 13/04/2025 | 14:05:00
2,017 lượt xem

Không chỉ ở các đô thị lớn, làn sóng tiêu dùng số hóa đang len lỏi mạnh mẽ cùng bước đi của thương mại điện tử vào đời sống nông thôn, nơi sinh sống của phần lớn dân số Việt Nam.

Hàng hóa trưng bày trong một cửa hàng bán lẻ thực phẩm ở quận Bình Tân, TP.HCM - Ảnh: HỒNG PHÚC

Trần Duy Trinh, 25 tuổi, từng học ngành công nghệ kỹ thuật cơ điện tử tại Hà Nội, là cái tên gây chú ý trong cộng đồng mạng gần đây, khi chọn trở về Thanh Hóa để hỗ trợ gia đình quản lý tiệm tạp hóa và phụ trách truyền thông cho một doanh nghiệp trà túi lọc.

"Ông bà" chủ trẻ ở nông thôn

Trinh từng giành giải nhất trong một cuộc thi kiến thức tổng hợp cho học sinh THPT tỉnh Thanh Hóa, một phiên bản địa phương của Đường lên đỉnh Olympia. Khi quyết định về quê lập nghiệp, Trinh tin rằng nông thôn đang mở ra nhiều cơ hội mới, nơi các cửa hàng nhỏ vẫn có thể kinh doanh hiệu quả với việc quản lý dần hiện đại hơn. 

Trinh cho rằng hiện nay các doanh nghiệp ở quê đang từng bước chuyển mình sang nền tảng số, mở ra rất nhiều cơ hội cho những người trẻ biết nắm bắt.

Quan sát thực tế của các chuyên gia tại Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp (BSA) cũng cho thấy ngày càng nhiều siêu thị nhỏ (minimart) xuất hiện tại các xã, thị trấn.

Những cửa hàng này thường được vận hành bởi người trẻ, không xem bán hàng là việc nông nhàn, mà là sự nghiệp nghiêm túc và dẫn dắt xu hướng bán hàng ở nông thôn. 

"Chính họ chứ không ai khác đã và đang góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn", một chuyên gia thị trường tại BSA chia sẻ.

Tuy nhiên theo vị này, thách thức cạnh tranh sẽ nằm ở việc ngày càng nhiều doanh nghiệp của nước ngoài hay có vốn đầu tư của nước ngoài đã, đang lùng sục và phục vụ "cực kỳ chu đáo" nhóm khách hàng vùng nông thôn. Khi quan sát kỹ tại các kệ hàng thì tỉ lệ hàng thuần Việt tại siêu thị mini ở nông thôn ít hơn hẳn những cửa hàng thông thường.

Điều này đặt ra thách thức cho các doanh nghiệp Việt: coi chừng chậm chân trong cạnh tranh thị phần ở các vùng ven và nông thôn khi loại hình phân phối mới (siêu thị nhỏ) đang bắt đầu phát triển.

Công nghệ len lỏi vào cửa hàng tạp hóa

Theo bà Nguyễn Phương Nga, giám đốc kinh doanh cấp cao tại Kantar Worldpanel Việt Nam, thương mại điện tử (TMĐT) đang tăng trưởng mạnh và trở thành cú hích lớn cho nhiều ngành hàng, đặc biệt tại nông thôn, nơi sinh sống của phần lớn dân số Việt Nam. 

Nhờ sự phổ biến của các nền tảng số, người dân vùng nông thôn giờ có thể mua sắm dễ dàng chỉ với một cú click hoặc mua hàng sau khi xem livestream từ các tiệm tạp hóa gần nhà. TMĐT mang lại tiện lợi không chỉ cho người tiêu dùng mà cả các tiểu thương địa phương.

Năm 2024, trong ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) ở khu vực nông thôn, dù thu nhập chỉ bằng 60-70% thành phố, vẫn có tới 42% hộ gia đình, tương đương 17 triệu hộ, chọn mua sắm online. 

Tuy nhiên, thu nhập tại nông thôn thấp hơn dẫn đến khả năng chi trả chưa bằng thành phố và trình độ đánh giá sản phẩm còn hạn chế khiến hàng kém chất lượng hay "trôi nổi" vẫn tiêu thụ được nhờ truyền miệng.

Ngoài ra, bà Nga đưa ra một cảnh báo đáng lưu ý cho cộng đồng doanh nghiệp là doanh số kênh TMĐT tăng không đồng nghĩa với việc ngành hàng hoặc nhãn hàng đang thực sự tăng trưởng. 

Trong nhiều trường hợp, người tiêu dùng chỉ đang dịch chuyển chi tiêu từ kênh truyền thống, kênh hiện đại sang online, chủ yếu vì lý do tiện lợi hoặc giá rẻ.

"Trong nhóm ngành hàng thực phẩm - đồ uống và ngành hàng chăm sóc cá nhân - chăm sóc gia đình, trong 100 đồng doanh số từ kênh online được tăng thêm thì hơn 50 đồng đến từ việc dịch chuyển từ các kênh khác", bà Nga nói. 

Điều này đặt ra bài toán xung đột kênh cho các doanh nghiệp khi phải tìm cách để quản lý chiến lược phân phối đa kênh mà không giảm hiệu quả các kênh hiện hữu.

Kênh truyền thống vẫn giữ vị thế chủ đạo

Bà Phương Nga nhận định dù online và các minimart đang phát triển nhanh chóng, tiệm tạp hóa vẫn giữ vai trò "xương sống" trong hệ thống phân phối.

Cụ thể, theo dự báo đến năm 2026 tại bốn thành phố lớn, kênh online sẽ chiếm khoảng 14% doanh số ngành FMCG, trong khi các tiệm tạp hóa vẫn nắm giữ 47%.

Riêng tại nông thôn, tỉ lệ này thậm chí lên đến 72%, khẳng định vị thế không thể thay thế của mạng lưới tiểu thương cửa hàng tạp hóa, lực lượng giữ nhịp mạch hàng hóa cho nền tiêu dùng nội địa.


Theo Hồng Phúc/ Tuổi Trẻ

https://tuoitre.vn/thuong-mai-dien-tu-dang-len-loi-manh-me-o-nong-thon-20250413063939491.htm

  • Từ khóa

Bộ Công an đề nghị thanh tra doanh nghiệp kinh doanh vàng 3 năm/lần

Bộ Công an đề nghị xem xét, bổ sung quy định tối thiểu 3 năm hoặc 5 năm một lần, Ngân hàng Nhà nước chủ trì thanh tra thị trường vàng và các tổ chức có...
16:12 - 12/07/2025
451 lượt xem

Bảo hiểm nhân thọ hết cửa "tung hỏa mù"

Sản phẩm bảo hiểm nhân thọ không được bán kiểu "combo" như trước, giúp khách hàng ý thức rõ quyền lợi nào phải trả phí, quyền lợi nào có tính tích lũy
10:45 - 12/07/2025
573 lượt xem

Coca-Cola xây thêm nhà máy quy mô lớn nhất tại Việt Nam

Nhà máy tại tỉnh Tây Ninh có quy mô lớn nhất của Coca-Cola ở Việt Nam do Tập đoàn Swire Coca-Cola (Mỹ, Anh) cùng đầu tư
14:59 - 11/07/2025
1,068 lượt xem

Thu thuế VAT tự động với hàng nhập chuyển phát nhanh dưới 1 triệu đồng

Cơ quan hải quan vừa thông báo về việc triển khai thu thuế giá trị gia tăng (VAT) tự động đối với hàng hóa nhập khẩu giá trị nhỏ thông qua dịch vụ chuyển...
14:16 - 11/07/2025
1,104 lượt xem

Thị trường hàng hóa giằng co trước áp lực thuế quan và lo ngại nguồn cung

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam cho biết, chốt phiên giao dịch hôm qua (10/7), chỉ số MXV-Index gần như đi ngang, duy trì ổn định quanh mức 2.213 điểm....
11:47 - 11/07/2025
1,185 lượt xem