4
/
53053
Thu phí BOT kiểu "trấn lột": Trả một đồng mà bất công, dân cũng không chịu!
thu-phi-bot-kieu-tran-lot-tra-mot-dong-ma-bat-cong-dan-cung-khong-chiu
news

Thu phí BOT kiểu "trấn lột": Trả một đồng mà bất công, dân cũng không chịu!

Thứ 6, 08/09/2017 | 15:31:09
471 lượt xem

Nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho rằng, thu phí BOT hiện nay như kiểu trấn lột, người dân không đi trên đường BOT thì không thể thu phí và không thể đường tránh một chỗ, đặt trạm thu phí chỗ khác...

(Ảnh minh hoạ).

(Ảnh minh hoạ).

"Đầu tư BOT kiểu gì cũng lãi"

Phát biểu tại tọa đàm "Dự án BOT - Chính sách và giải pháp" do Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) phối hợp với Viện nghiên cứu chính sách, pháp luật và phát triển (Viện PLD) tổ chức sáng nay (8/9), ông Bùi Danh Liên, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội cho rằng, rất đáng tiếc bởi BOT chúng ta đã nói quá nhiều mà bây giờ vẫn phải làm hội thảo, phải tham gia ý kiến với Chính phủ.

Đồng ý với việc đầu tư BOT là rất tốt, doanh nghiệp vận tải, người dân được đi trên những con đường bóng loáng, tốc độ nhanh, đỡ tốn xăng dầu… nhưng ông Liên cũng cho rằng, quá trình thực hiện có những bất cập nên làm méo mó chủ trương tốt của Đảng, Nhà nước. Do đó, về phía cơ quan nhà nước khẩn trương khắc phục những tồn tại đó.

Còn theo Luật sư Trương Thanh Đức, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam, khi muốn thực hiện các dự án BOT, nhà đầu tư chỉ lo “đặt gạch” làm sao vào được dự án là xong, còn vốn chủ yếu là Nhà nước và các ngân hàng lo.

"Ở Việt Nam, đầu tư BOT kiểu gì cũng lãi. Như có dự án, chủ đầu tư chỉ phải lo hơn 10% vốn, còn lại là vay ngân hàng, điều này làm méo mó nền kinh tế. Sau đó, nhà đầu tư lại tiếp tục chọn nhà thầu bằng phương pháp chỉ định và họ đưa ra chi phí càng cao càng tốt để kéo dài thời gian thu phí. Cuối cùng người dân nghèo bao giờ cũng phải thua thiệt nhiều nhất bởi phí BOT sẽ tác động đến hàng hóa, dịch vụ", ông Đức nói.

Vị luật sư cũng chỉ ra rằng, hiện quy định quá thông thoáng khi để Bộ Giao thông Vận tải, UBNT tỉnh có thể uỷ quyền cho UBND quận, huyện ký những hợp đồng BOT với những dự án tổng mức đầu tư lên tới hàng trăm tỷ đồng. Cùng với đó, đối với các dự án BOT, chỉ định thầu thì lo thân hữu nhưng đấu thầu cũng không được khách quan như kỳ vọng.

"Hiện nay ở nước ta khi đấu thầu xuất hiện toàn ‘quân xanh quân đỏ’. Lúc đó đấu thầu lại là biện pháp để người ta hợp thức hóa chỉ định thầu một cách êm xuôi”, ông bình luận.

"Trả một đồng mà bất công, dân cũng không chịu"

TS Nguyễn Sỹ Dũng, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho rằng, các dự án theo hình thức xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT) hiện đang có nhiều điều bất ổn.

"Thu phí BOT hiện nay như kiểu trấn lột, người dân không đi trên đường BOT thì không thể thu phí và không thể đường tránh một chỗ, đặt trạm thu phí chỗ khác, phải sửa ngay điều này. Trả một đồng thôi mà bất công người dân cũng không chịu, vì vậy phải dời trạm thu phí, không thể trấn lột người dân được", ông Dũng nói.

TS Nguyễn Sỹ Dũng cho rằng, không chỉ có chủ đầu tư, nhà thầu, cơ quan quản lý trực tiếp được có ý kiến mà người dân cũng phải được tham gia góp ý kiến về vấn đề này.

"Sau cổ đông lớn nhất là lợi ích quốc gia, người dân là cổ đông lớn thứ hai cũng phải được có ý kiến. Ai đại diện cho người dân? Quốc hội đại diện thì Quốc hội phải tham gia thế nào? Rồi những người làm vận tải, họ là người chi tiền, là khách hàng, không thể có chuyện khách hàng không được có ý kiến", ông Dũng đặt vấn đề.

Ông cũng cho rằng hiện quyền lợi của khách hàng với các dự án BOT đang bị xem nhẹ: "Rõ ràng khách hàng là thượng đế. Thượng đế gì mà bắt trả bao nhiêu phải trả bấy nhiêu. Rõ ràng trong hợp đồng của BOT, rất nhiều cổ đông của BOT không được có ý kiến. Tôi cho rằng từ nay trở đi phải nên thay đổi".

Nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho rằng, không thể không xử lý, không thể nhắm mắt đối với kiểu thu phí BOT như trấn lột, đặc biệt không thể "cân điêu" cho người dân được.

"Anh đặt trạm BOT ở đó nhưng người dân sống xung quanh đó không đi trên đường anh làm mà mỗi lần người ta đi qua, anh thu tiền của người ta, tức là anh đang "cân điêu"; chưa nói đến chuyện trạm thu phí khiến cuộc sống họ hết sức khó khăn, bất tiện. Do đó phải tính khác và phải miễn phí cho những người sống ở đó", ông Dũng nói.

Bên cạnh đó, ông Dũng cũng cho rằng, cần phải đảm bảo được tính minh bạch trong việc thu phí.

"Đường mà láng lại trên Quốc lộ 1 rồi thu phí thì cần phải hủy bỏ, bởi người dân đã trả phí bảo trì đường bộ rồi. Không thể nào láng lại đường là anh lại thu lần nữa. Người dân đã đóng phí bảo trì đường bộ rồi thì không thể có chuyện đó", ông nhấn mạnh.

Ông cũng đề nghị phải xem xét lại tất cả các hợp đồng BOT, theo đó, cần có sự đóng góp ý kiến của người dân, khoản chi phí nào bất hợp lý thì phải được huỷ bỏ.

Theo Phương Dung/Dân trí

  • Từ khóa

Thủ tướng yêu cầu đồng loạt khởi công giải phóng mặt bằng hai dự án đường sắt vào 19-8

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu đồng loạt tổ chức khởi công các dự án giải phóng mặt bằng cho đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam và tuyến đường sắt Lào Cai...
14:48 - 09/07/2025
194 lượt xem

Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt giảm

Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn giảm trở lại vào sáng nay khi giá vàng thế giới bất ngờ rớt khỏi mốc 3.000 USD/ounce.
11:04 - 09/07/2025
281 lượt xem

Giá đồng tăng kỷ lục sau đe dọa áp thuế 50% của ông Trump

Ngày 8-7, giá đồng đã tăng vọt lên mức cao kỷ lục sau khi ông Trump cho biết có kế hoạch áp thuế 50% đối với tất cả đồng nhập khẩu vào Mỹ.
10:11 - 09/07/2025
314 lượt xem

Cuộc đua giao đồ ăn: Ai đang giành miếng to nhất?

Không chỉ dẫn đầu trên toàn thị trường, đơn vị này còn thành công trong việc chinh phục thế hệ người dùng trẻ, đặc biệt là nhóm tuổi từ 16-24.
09:34 - 09/07/2025
318 lượt xem

Bỏ room tín dụng, tăng chủ động cho ngân hàng

Ngân hàng Nhà nước có lộ trình tiến tới dỡ bỏ room tín dụng nhưng cần chính sách phù hợp với điều kiện đặc thù của Việt Nam, vừa tăng cường tính chủ động...
08:41 - 09/07/2025
337 lượt xem