4
/
76085
Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Vốn làm ĐSCT Bắc - Nam chỉ 26 tỷ USD, Bộ Giao thông: 58 tỷ!
bo-ke-hoach-va-dau-tu-von-lam-dsct-bac-nam-chi-26-ty-usd-bo-giao-thong-58-ty
news

Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Vốn làm ĐSCT Bắc - Nam chỉ 26 tỷ USD, Bộ Giao thông: 58 tỷ!

Thứ 3, 09/07/2019 | 12:59:01
835 lượt xem

Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) vừa tính toán tổng vốn đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam chỉ khoảng 26 tỷ USD, giảm hơn 32 tỷ USD so với đề xuất trước đó là 58 tỷ USD của Bộ Giao thông Vận tải (GTVT).

Cụ thể, mới đây, Bộ KH&ĐT có báo cáo gửi Thủ tướng về phương án thực hiện dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam. Bộ đưa các phân tích của các chuyên gia Đức và Hà Lan rằng với chiều dài hàng nghìn km, tốc độ chạy tàu trên trục Bắc - Nam khoảng 200km/giờ là hiệu quả, tổng mức đầu tư dự án khoảng 26 tỷ USD, giảm hơn 32 tỷ USD so với đề xuất của Bộ GTVT.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Vốn làm ĐSCT Bắc - Nam chỉ 26 tỷ USD, Bộ Giao thông: 58 tỷ! - 1

Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa dẫn ý kiến của nhóm chuyên gia Đức về phương án vốn cho đường sắt cao tốc Bắc Nam chỉ 26 tỷ USD thấp hơn 32 tỷ USD so với đề xuất của Bộ GTVT (Ảnh minh họa)

Theo Bộ Kế hoạch, các chuyên gia Hà Lan và Đức tính toán, nếu tính các yếu tố khác như sự hợp lý của hướng tuyến, giảm chiều dài tuyến đường sắt tốc độ cao thì tổng mức đầu tư sẽ tiếp tục giảm.

Các chuyên gia Hà Lan và Đức cho biết, với tốc độ khai thác 200km/giờ, thời gian di chuyển giữa Hà Nội - TP.HCM sẽ vào khoảng 8 tiếng như vậy là khá hợp lý

Theo Bộ Kế hoạch, hiện phương án tối ưu là nâng cấp tuyến đường sắt cũ để chở hàng hóa và đầu tư mới một tuyến đường sắt tốc độ cao để chuyên chở khách.

"Chính phủ Hà Lan đã không thực hiện việc nâng cấp tuyến đường sắt Dusseldorf - Amsterdam từ 200km/giờ lên 300km/giờ vì chi phí vận hành tăng từ 1,8 tỷ euro lên 3,4 tỷ euro và không phát huy tối đa hiệu quả", văn bản của Bộ Kế hoạch nêu.

Trước đây, Bộ GTVT đã trình Thủ tướng phương án nâng cấp tuyến đường sắt Bắc - Nam hiện tại phục vụ chở khách địa phương và chở hàng hóa.

Đặc biệt, Bộ này đề xuất đầu tư mới tuyến đường sắt tốc độ cao đường đôi, khổ 1.435mm, tốc độ chạy tàu 320 km/giờ, tổng vốn xây dựng lên tới 1.344.459 tỷ đồng (khoảng 58,7 tỷ USD). Thời gian dự kiến xây dựng khoảng 30 năm, từ 2020 - 2050.

Với đề xuất này, Bộ Kế hoạch chỉ rõ: Sau khi kết thúc giai đoạn 1, hoàn thành đầu tư đoạn Hà Nội - Vinh, Nha Trang - TP.HCM vào năm 2032, năng lực khai thác 2 tuyến này đạt 364.000 hành khách/ngày. Trong khi dự báo số lượng hành khách trên 2 đoạn tuyến này vào năm 2035 chỉ đạt từ 55.000 - 58.000 hành khách/ngày (chỉ gần 16% công suất đầu tư).

Theo Bộ Kế hoạch, từ kinh nghiệm của Đức, Hà Lan, phương án đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam có tốc độ tối đa 200km/giờ là phù hợp, giảm chi phí đầu tư xã hội.

Đặc biệt, "việc đầu tư dự án đường sắt tốc độ 350 km/giờ chỉ để chở khách mà không phục vụ vận tải hàng hóa là quá dư thừa và lãng phí", Bộ Kế hoạch nêu.

Dù ủng hộ việc đầu tư một tuyến đường sắt tốc độ cao mới trên trục Bắc - Nam nhưng Bộ KH-ĐT không đồng tình với đề xuất đầu tư đắt đỏ của Bộ GTVT.

Đặc biệt, Bộ KH-ĐT cho rằng phải bảo đảm tính khả thi về mặt kỹ thuật, các doanh nghiệp Việt có thể tiếp cận thực hiện dự án, không để các công ty nước ngoài thâu tóm các hợp đồng có giá trị lớn thuộc dự án để tránh bị lệ thuộc.

Bộ này cũng khuyến cáo dự án cần tránh độc quyền công nghệ của đối tác nước ngoài, tạo khả năng hợp tác đa phương làm giảm chi phí công nghệ, tăng khả năng xã hội hóa đầu tư.

Theo Nguyễn Tuyền/Dân Trí

  • Từ khóa

Giá gạo giảm mạnh, doanh nghiệp xuất khẩu bún, phở, bánh tráng… kỳ vọng thắng lớn

Với việc giá gạo đã giảm mạnh, chú trọng khai thác đa dạng thị trường, tăng cường chất lượng sản phẩm… nhiều doanh nghiệp xuất khẩu bún, phở, bánh...
14:11 - 28/07/2025
5 lượt xem

Nửa đầu 2025: Chung cư dẫn đầu mức độ quan tâm nhờ lực cầu ở thực và đầu tư khai thác

Theo số liệu của batdongsan.com.vn, trong quý II/2025, loại hình chung cư tiếp tục khẳng định vị thế dẫn dắt thị trường khi ghi nhận tỷ trọng mức độ quan...
10:29 - 28/07/2025
103 lượt xem

Ngành thủy sản hướng tới mục tiêu 10 tỷ USD trong năm 2025

Cùng với việc đa dạng hóa thị trường, tận dụng ưu đãi từ các hiệp định như EVFTA, CPTPP, ngành thủy sản hướng đến đích 10 tỷ USD trong năm nay.
08:42 - 28/07/2025
143 lượt xem

Vì sao hàng loạt shop trên sàn điện tử dừng kinh doanh?

Bán hàng trên sàn thương mại điện tử từng một thời là xu hướng, là nơi hái ra tiền của rất nhiều hộ kinh doanh nhỏ nhưng hiện đã không còn là sân chơi hấp...
06:54 - 28/07/2025
181 lượt xem

Giải pháp đột phá cho kinh tế nhà nước

(Chinhphu.vn) - Hiến pháp năm 2013 khẳng định: "Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo." Đây là một nguyên lý nền tảng, thể hiện vai trò đặc biệt của khu...
12:04 - 27/07/2025
619 lượt xem