9
/
160242
Cần làm gì để gặt hái 'quả ngọt' như những lời chúc năm mới?
can-lam-gi-de-gat-hai-qua-ngot-nhu-nhung-loi-chuc-nam-moi
news

Cần làm gì để gặt hái 'quả ngọt' như những lời chúc năm mới?

Thứ 2, 19/02/2024 | 15:59:00
2,007 lượt xem

Tết đến, mọi người thường gửi đến nhau lời chúc năm mới về những điều tốt đẹp về sức khỏe, công danh, sự nghiệp. Nhưng trong cuộc sống điều gì là quan trọng nhất, làm gì để gặt hái 'quả ngọt'?

Ngoài chúc nhau những điều tốt đẹp khi gặp mặt ngày tết, trên mạng xã hội những ngày này cũng ngập tràn các lời chúc năm mới, cầu mong cho bản thân và mọi người xung quanh một năm mới bình an, mạnh khỏe, thành công.

Với quan điểm coi trọng cái đầu tiên theo tập tục xưa nay cha ông để lại, ngày tết - mở đầu 1 ngày mới, 1 tháng mới, 1 năm mới có ý nghĩa đặc biệt với người Việt. Nhiều người còn giữ thói quen ngày đầu năm phải đi chùa, sau đó mới bắt đầu đi chơi tết.

Đi chùa đầu năm làm gì?

Ngay từ thời khắc giao thừa kéo dài cho đến hết tháng giêng, người dân đến chùa. Có người đi chùa gần nhà, người đi chùa mình mến mộ, cũng có người đến ngôi chùa mới mà chưa có cơ hội ghé thăm trước đó. Vậy vì sao người Việt lại đi chùa đầu năm?

Cần làm gì để gặt hái 'quả ngọt' như những lời chúc năm mới?- Ảnh 1.

Đi chùa ngày tết là thói quen của nhiều người Việt Quang Hiếu

Thượng tọa Thích Trí Chơn, Trưởng ban Văn hóa Phật giáo TP.HCM cho biết, ngày đầu của năm mới, mọi người muốn đặt chân đến nơi bình yên thánh thiện; mà chùa gắn liền với hình ảnh của Đức Phật.

Bên cạnh đó, ngày đầu năm ai cũng muốn mắt tiếp xúc, tai được nghe kinh, nghe chuông và chính được nói những câu tốt đẹp nhất ở môi trường thánh thiện. Mọi người quan niệm rằng đi đến những chỗ thánh thiện để gieo nhân thánh thiện, để mình có được hoa trái của thánh thiện trong đầu năm mới.

Theo Trưởng ban Văn hóa Phật giáo TP.HCM, khuynh hướng của chúng ta khi đến chùa là cầu hạnh phúc, cầu bình an, cầu sức khỏe, cầu thành đạt - đó là những cái "quả". Muốn có "quả" là phải cái nhân, việc mọi người đi chùa tức là đang gieo nhân lành và bà con muốn thực hiện điều là gieo nhân lành để gặt hái được những "quả" lành.

"Người ta chọn ngôi chùa là chỗ tâm linh, tốt đẹp, có Phật - Pháp - Tăng hướng đến để cả một năm bình an được phù hộ và được sống trong an bình của giáo pháp Đức Phật", thượng tọa Trí Chơn chia sẻ.

Điều gì là quan trọng nhất?

Trong cuộc trò chuyện với PV, thượng tọa Trí Chơn đã chỉ ra rằng, thông thường khi chuẩn bị đón một năm mới, chúng ta hay chú ý dọn dẹp nhà cửa cho sạch sẽ, sắm quần áo mới, bày biện đồ đạc trong nhà để nhìn cho mới hay gửi đến nhau những lời chúc năm mới... Đó đều là những cái mới ở bên ngoài, mà nhiều người chưa chú ý đến việc làm mới bản thân mình. Trong khi, làm mới bản thân mình mới là điều quan trọng nhất trong cuộc sống.

Cần làm gì để gặt hái 'quả ngọt' như những lời chúc năm mới?- Ảnh 2.

Làm mới chính mình là điều quan trọng nhất trong dịp năm mới Quang Hiếu

Vậy chúng ta làm mới bản thân mình thế nào? Sư thầy Trí Chơn lưu ý, làm mới khác với đổi mới. Đổi mới là bỏ cái cũ và thay đổi một cái mới, còn làm mới là làm mới ngay nơi cái cũ của mình.

Vị thượng tọa chia sẻ: "Cái gì mình đã cũ kỹ mình hãy tự làm mới với mình, chiêm nghiệm lại 1 năm qua mình đã làm những gì, gây ra những lỗi lầm, phiền muộn, định kiến, mất tình cảm, đổ vỡ với người thân, bạn bè của mình, với mối quan hệ của mình thì mình bắt đầu làm mới lại chính mình".

Theo đó, sư thầy cho rằng, khuynh hướng của chúng ta là hay làm mới sự vật, hiện tượng xung quanh - điều này chỉ mới 30% của cuộc sống. 70% còn lại là phải làm mới với chính mình.

Điều đó có nghĩa là cái gì cũ kỹ thì chúng ta nên tẩy trừ (khác với vứt bỏ). "Trong đạo Phật không có khái niệm đoạn trừ, vứt bỏ, mà có khái niệm chuyển hóa, chuyển hóa cái cũ thành cái mới, cái xấu thành cái tốt, cái ác thành cái thiện, cái dở thành cái hay và năm mới là cơ hội để mình nhìn nhận lại và làm mới chính mình", thượng tọa nói.

Năm mới là dịp để chúng ta nhìn nhận lại chính mình, sư thầy khuyên để có thể gặt hái những "quả ngọt", điều quan trọng nhất dịp đầu năm mới là chúng ta nên mạnh dạn nhìn nhận thất bại của mình, nhìn nhận cái dở, cái xấu và những khiếm khuyết của bản thân để hoàn thiện chính mình.

Theo Thanh niên

https://thanhnien.vn/can-lam-gi-de-gat-hai-qua-ngot-nhu-nhung-loi-chuc-nam-moi-185240203105601941.htm 

  • Từ khóa

Vụ lật tàu du lịch trên vịnh Hạ Long: 'Tôi mất tất cả rồi'

Gia đình 4 người của nữ điều dưỡng Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) bắt đầu chuyến du lịch vịnh Hạ Long từ sáng 19.7, đến chiều cùng ngày thì gặp nạn, cả 4...
12:16 - 21/07/2025
49 lượt xem

Khi ba mẹ thích con đi làm công sở, con lại muốn làm nghề nghiệp tự do...

Một bên mong sự ổn định, một bên khao khát tự do. Mâu thuẫn nghề nghiệp giữa ba mẹ và con cái không chỉ là khoảng cách thế hệ, mà còn là bài toán niềm...
10:35 - 21/07/2025
88 lượt xem

Mang trứng gà 'ngon nhất thế giới' về diễn đàn trí thức trẻ

Đại biểu dự Diễn đàn Trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu lần thứ VI đã mang trứng gà được công nhận là 'trứng gà ngon nhất thế giới' về Việt Nam để truyền cảm...
07:35 - 21/07/2025
152 lượt xem

Nền tảng hỗ trợ tìm kiếm ngành và trường miễn phí

Từ trải nghiệm mất định hướng khi phải loay hoay chọn ngành, nhóm bạn trẻ đã xây dựng nền tảng Unihub giúp học sinh chọn ngành, chọn trường một cách dễ...
08:33 - 20/07/2025
694 lượt xem

Hoa hậu Hà Trúc Linh: 'Cứ mạnh dạn bước đi để nắm lấy cơ hội'

Hoa hậu Việt Nam 2024 Hà Trúc Linh, người con của Đắk Lắk, đã có buổi giao lưu, truyền cảm hứng đến sinh viên địa phương bằng những câu chuyện chân thành...
15:45 - 18/07/2025
1,717 lượt xem