9
/
181879
Kẹp tóc thêu tay của cô gái Tây nguyên nhận được đơn đặt hàng từ nước ngoài
kep-toc-theu-tay-cua-co-gai-tay-nguyen-nhan-duoc-don-dat-hang-tu-nuoc-ngoai
news

Kẹp tóc thêu tay của cô gái Tây nguyên nhận được đơn đặt hàng từ nước ngoài

Thứ 4, 18/06/2025 | 11:24:00
2,033 lượt xem

Cô giáo mỹ thuật Đỗ Thị Trà My, Trường THCS Nguyễn Trường Tộ, TX.Buôn Hồ, Đắk Lắk, không chỉ truyền dạy kiến thức hội họa cho học sinh, mà còn khơi nguồn cảm hứng sáng tạo và sống xanh qua những chiếc kẹp tóc nhỏ bé được thêu tay từ vật liệu tái chế.

Từ cảm hứng đến đam mê

Năm 2020, khi dịch Covid-19 khiến nhịp sống chậm lại, cô Đỗ Thị Trà My (giáo viên dạy kỹ thuật, vốn yêu thích tranh khắc gỗ và sơn dầu) bất ngờ tìm thấy niềm vui mới từ mạng xã hội. Trong lần tình cờ lướt xem, cô nảy sinh ý tưởng tạo ra những chiếc kẹp tóc thêu tay từ vật liệu tái chế.

Kẹp tóc thêu tay của cô gái Tây nguyên nhận được đơn đặt hàng từ nước ngoài- Ảnh 1.

Du khách thích thú với sản phẩm kẹp tóc thêu từ vật liệu tái chế ẢNH: HỮU TÚ

Ban đầu chỉ là thú vui cá nhân, nhưng những chiếc kẹp tóc thêu tay của cô My nhanh chóng nhận được sự quan tâm trên mạng xã hội. Nhận thấy sự yêu thích từ cộng đồng, cô quyết định đầu tư nghiêm túc hơn, bắt đầu sáng tạo mẫu mã riêng. Một trong những thiết kế đặc biệt là hình "cô gái mang thời gian" với dáng nữ mềm mại, được thêu tỉ mỉ trong hơn 2 tiếng đồng hồ.

Năm 2022, sau thời gian chia sẻ sản phẩm trong các hội nhóm về đồ thủ công tái chế, cô My bắt đầu nhận được đơn đặt hàng từ nước ngoài. Các sản phẩm được người Việt thu mua rồi phân phối sang thị trường Úc, Mỹ, Canada... Mỗi đợt gom khoảng 1.000 chiếc, cô phải làm liên tục trong 4 - 5 tháng mới kịp giao hàng.

"Tôi không được đào tạo bài bản về thêu thùa, tất cả đều do tự mày mò học hỏi. Mỗi chiếc kẹp tóc đều trải qua quy trình thủ công gồm: chọn phôi kẹp, vải, chỉ thêu và phác thảo họa tiết với tỷ lệ phù hợp. Đặc biệt, tôi không chạy theo số lượng lớn, vì làm nhiều thì dễ mất đi sự sáng tạo, quan trọng nhất của mỗi sản phẩm phải giữ được cái chất riêng", cô My chia sẻ.

Với cô, mỗi chiếc kẹp không chỉ là nguồn thu nhập mà còn là cách đưa nét đẹp thủ công VN ra thế giới. Hiện tại, cô chỉ nhận đơn từ 300 chiếc trở lên, làm đều đặn 12 - 13 chiếc mỗi ngày, với giá sỉ dao động từ 80.000 - 90.000 đồng/chiếc. Nhờ mức thu nhập ổn định, cô có thể trang trải cuộc sống và tiếp tục theo đuổi đam mê. Nhưng hơn cả, đó còn là cách cô lan tỏa thông điệp sống tích cực, sáng tạo và thân thiện với môi trường.

Áp dụng vào giảng dạy

Không dừng lại ở những chiếc kẹp tóc, từ năm 2023, cô My mở rộng sáng tạo với nhiều sản phẩm thủ công khác như hoa vải, ví, túi xách và phụ kiện thời trang. Tất cả đều được làm từ vải vụn thu gom tại các nhà máy, thay vì để chúng trở thành rác thải, cô đã biến những mảnh vải bỏ đi thành đồ dùng hữu ích, góp phần tiết kiệm chi phí và lan tỏa lối sống thân thiện với môi trường.

Kẹp tóc thêu tay của cô gái Tây nguyên nhận được đơn đặt hàng từ nước ngoài- Ảnh 2.

Sinh viên trải nghiệm làm kẹp tóc thêu từ vật liệu tái chế ẢNH: HỮU TÚ

Tận dụng thế mạnh nghề nghiệp, cô lồng ghép hoạt động thêu tay tái chế vào các tiết học kỹ thuật. Học sinh được hướng dẫn cách lựa chọn vật liệu, phối màu, lên họa tiết và hoàn thiện sản phẩm bằng chính đôi tay của mình. Qua đó, các em rèn luyện sự kiên trì, tư duy sáng tạo và hình thành nhận thức về giá trị của việc tái sử dụng.

Không chỉ là bài học kỹ năng, mỗi sản phẩm còn mang ý nghĩa tinh thần. Những chiếc kẹp tóc thêu tay có thể trở thành phần thưởng học tập hoặc món quà nhỏ để các em dành tặng người thân, bạn bè..., từ đó nuôi dưỡng lòng yêu thương và sự trân trọng những điều giản dị trong cuộc sống.

"Đối với tôi, việc dạy học không chỉ đáp ứng các kiến thức cho học sinh mà còn là khơi gợi niềm cảm hứng sáng tạo, đặc biệt là bảo vệ môi trường, tạo ra những sản phẩm có ích trong đời sống", cô My nói.

Dù công việc dạy học và làm thủ công tốn nhiều thời gian, cô My vẫn tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng, như: ngày hội đọc sách, hội chợ học đường... Các sản phẩm gây quỹ đều được cô dành tặng cho quỹ khuyến học nhà trường.

Với cô, sống có ý nghĩa là khi mỗi việc mình làm đều lan tỏa điều tích cực. Hành trình sáng tạo của cô không chỉ dừng lại ở nghề tay trái mà còn là cách gieo vào học trò những mầm xanh của yêu thương, sáng tạo và trách nhiệm với môi trường.

Hiện cô đang ấp ủ dự án đặc biệt, đó là bộ sưu tập kẹp tóc thêu hình ảnh 54 dân tộc VN. Đây không chỉ là sản phẩm thủ công, mà còn là cách cô đưa bản sắc văn hóa dân tộc đến gần hơn với bạn bè quốc tế.

Cô Huỳnh Thị Đây, Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Trường Tộ, cho biết các sản phẩm tái chế do cô My thực hiện không chỉ góp phần bảo vệ môi trường, mà còn giúp học sinh hình thành lối sống tích cực và ý thức làm việc có ích cho cộng đồng. Theo cô, thông qua các tiết học và hoạt động ngoại khóa, thông điệp sống xanh được lan tỏa một cách tự nhiên, gần gũi và hiệu quả trong môi trường học đường.

Theo Hữu Tú/ Thanh niên

https://thanhnien.vn/kep-toc-theu-tay-cua-co-gai-tay-nguyen-nhan-duoc-don-dat-hang-tu-nuoc-ngoai-185250617231445281.htm 

  • Từ khóa

Dùng AI tạo ảnh bị CSGT phạt bên xe ô tô sang chảnh: Sống ảo, phạt thật!

Mạng xã hội nở rộ trào lưu dùng AI tạo ảnh bị CSGT phạt bên xe ô tô sang chảnh. Cục CSGT khẳng định đây là hành vi vi phạm, sẽ bị xử lý nếu đăng tải.
15:33 - 09/07/2025
82 lượt xem

6 thí sinh vào vòng chung kết thế giới cuộc thi MOS World Championship 2025

6 thí sinh sẽ đại diện cho tài năng tin học trẻ Việt Nam tranh tài tại vòng chung kết thế giới cuộc thi MOS World Championship 2025 diễn ra từ ngày 27 -...
14:36 - 09/07/2025
99 lượt xem

Lũ lụt ở Texas, tin nhắn yêu thương của hai cô bé khiến người còn sống tan nát trái tim

Trong trận lũ lụt kinh hoàng ở Texas (Mỹ), một người đàn ông đã sơ tán các gia đình khác rồi cố chèo thuyền kayak đến chỗ các con gái. Tuy nhiên, dòng tin...
12:54 - 09/07/2025
147 lượt xem

Bộ Quốc phòng trả lời việc bố trí quân nhân công tác gần nhà

Bộ Quốc phòng vừa có giải đáp cử tri về việc đề nghị có quy định tạo điều kiện để quân nhân được công tác gần nhà nhằm ổn định cuộc sống và yên tâm phục...
09:04 - 09/07/2025
236 lượt xem

Không gọi nhập ngũ công dân cận thị hơn 1,5 diop, viễn thị

Đó là một trong những nội dung có trong thông tư vừa được Bộ Quốc phòng ban hành liên quan việc tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ.
07:45 - 09/07/2025
257 lượt xem