9
/
60790
4 cách dạy con dùng tiền
4-cach-day-con-dung-tien
news

4 cách dạy con dùng tiền

Thứ 2, 07/05/2018 | 16:52:08
1,415 lượt xem

Những thói quen tốt về tài chính, chứ không phải là tiền, mới là vốn sống quý giá cho con bạn nhận về những khoản lãi trong tương lai.

Công thức 3 lọ với tỷ lệ 50-40-10 được nhiều bố mẹ thông thái sử dụng.

Báo cáo gần đây của các nhà nghiên cứu Đại học Cambridge (Anh) tiết lộ rằng thói quen tiền bạc của trẻ được hình thành từ năm 7 tuổi. Với thời đại bây giờ, có vẻ như chẳng bao giờ là quá sớm để trao đổi với con bạn về tiền bạc. Vậy làm sao để bắt đầu giáo dục con về tiền bạc?

1. Thay nhãn “tiền tiêu vặt” thành “tiền công”

Đừng để con bạn nghĩ rằng tiền sinh ra bởi ATM thay vì giá trị lao động thực sự. Hãy bắt đầu trả công cho con bạn khi chúng giúp làm những việc nhà. Trẻ sẽ thấy mình “người lớn” hơn và có trách nhiệm hơn với những công việc được giao. Thay vì cho không tiền tiêu vặt hằng ngày và mắng mỏ chúng vì không giúp đỡ việc nhà, hãy trao cho trẻ cơ hội tự kiếm và hiểu giá trị đồng tiền.

2. Cho tiền tiêu vặt hằng tuần thay vì hàng ngày

Một tuần là một thời gian vừa đủ để con không quá thoải mái tung tiền, không cần lo nghĩ ngày mai vì ngày nào cũng có tiền. Thời gian này cũng đủ ngắn để số tiền ta cho con không quá lớn so với cho con hàng tháng. Cách cho tiền một lần từ đầu tháng khiến con rất dễ gặp cảnh đầu voi đuôi chuột, khi con tự tin dùng tiền cho món gì quá lớn vào đầu tháng và bù lại cuối tháng phải xin trợ cấp từ bố mẹ lần nữa.  

3. Giúp con quản lý ‘túi tiền’

Sau khi dạy con cách kiếm tiền và trao tiền vào tay chúng, bạn cần giúp chúng quản lý những gì chúng có.

Không thể tránh được việc mua cho con một chiếc điện thoại để bố mẹ tiện liên lạc đưa đi đón học hằng ngày. Vậy tại sao ta không tận dụng luôn chiếc điện thoại thông minh với những phần mềm chi tiêu đơn giản cho tụi trẻ sử dụng và kiểm soát túi tiền nhỏ của chúng. 

Nếu không ưa thích cách này, bạn có thể sử dụng cách truyền thống, là bút và giấy!

Có nhiều bố mẹ chia sẻ trong gia đình họ có cuốn sổ nhỏ, khi nào con nhận tiền từ bố mẹ thì phải ghi rõ số tiền, ngày tháng, có ký trao - nhận đàng hoàng. Vậy thì con cũng có thể có một cuốn sổ nhỏ ghi chép lại chi tiêu vào cuối ngày. Khi ghi chép lại chi tiêu, con sẽ dễ nhận ra hiệu quả trong cách chi tiêu của chúng. Nếu con không lỡ mua chiếc váy nọ thì có thể sớm tậu về chiếc điện thoại thông minh hoặc thay vì đi xem phim với bạn, con có thể đi chơi thứ khác ít tốn kém hơn và không bị cháy túi vào những ngày sau đó! 

Cách này giúp con nhìn nhận thói quen chi tiêu của chúng, giúp chúng tự rút ra những bài học từ hành động của chúng hàng ngày. 

4. Công thức 3 'lọ' tiền: Chi tiêu - Tiết kiệm - Cho đi

Nhiều người lớn bắt đầu áp dụng chia tiền lương của mình thành các gói khác nhau, có người chia làm 5 gói, có người lại tận 7. Với trẻ con thì đương nhiên là đơn giản hơn. Công thức phổ biến nhất là chia làm 3 quỹ bao gồm: 40% chi tiêu -  50% tiết kiệm và 10% cho đi. 

Lọ Chi tiêu chiếm 40% số tiền con có được dùng mua bánh, kẹo, đi chơi với bạn, những thứ lặt vặt mà con cần hàng ngày.

Lọ Tiết kiệm có tỷ lệ lớn nhất 50% giúp con học cách tiết kiệm và hiểu được giá trị của việc tiết kiệm tiền từ nhỏ. Lọ tiền này không chỉ là dành cho tương lai, cho học đại học… mà tuỳ vào độ tuổi của con, có thể chỉ đơn giản là những món đồ đắt tiền mà trẻ muốn có được như nâng cấp chiếc điện thoại, hay một đôi giày tốt.

Lọ Cho đi dùng để đóng góp cho những việc quan trọng của gia đình, giúp đỡ bạn bè hay cao cả hơn nếu bạn có thể dạy con làm từ thiện từ nhỏ thì thật ý nghĩa. 

Khi được giáo dục về tiền bạc sớm, trẻ được khuyến khích để trở nên chu đáo hơn trong việc chi tiêu cũng như dạy chúng lập mục tiêu và quản lý ngân quỹ. Nhưng trên hết, khi dạy trẻ ta còn phải nhớ nghiêm khắc với chính mình. Đừng quên là con luôn theo sát bạn và chứng kiến cách bạn chi tiêu.

Theo Linh Phượng/ Vnexpress

  • Từ khóa

Lực lượng Tàu ngầm, Không quân Hải quân sẽ tham gia diễu binh dịp Quốc khánh

Diễu binh, diễu hành dịp 80 năm Quốc khánh 2-9, ngoài các quân binh chủng diễu binh trên mặt đất, còn có khối xe tăng, tàu ngầm, tàu mặt nước của Hải...
16:44 - 11/07/2025
258 lượt xem

Toàn dân được khám sức khỏe miễn phí từ năm 2026: Người trẻ nói rất vui

Người dân sẽ được khám sức khỏe định kỳ miễn phí ít nhất một lần mỗi năm, từ năm 2026. Thông tin này khiến nhiều người trẻ vui mừng.
14:44 - 11/07/2025
336 lượt xem

Nhận học bổng hơn 7 tỉ đồng nhờ dự án làm sách chữ nổi, sách xúc giác

Nguyễn Mai Vy, nữ sinh lớp 12 chuyên Nga, Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam, đã chinh phục được học bổng từ Trường Mount Holyoke College (Mỹ). Học...
11:30 - 11/07/2025
379 lượt xem

Chuyện hiếm về trăng Sấm Sét ở Việt Nam: Trăng tròn nhất ngày 17 âm lịch

Trăng tròn tháng 7 này còn được gọi là trăng Sấm Sét. Thông thường, mặt trăng tròn nhất vào ngày 15 hoặc 16 âm lịch hằng tháng. Tuy nhiên lần trăng tròn...
09:57 - 11/07/2025
402 lượt xem

Phường đầu tiên của Hà Nội đưa robot vào phục vụ nhân dân giải quyết thủ tục hành chính

Phường Cửa Nam (thành phố Hà Nội) bắt đầu đưa robot AI vào phục vụ người dân tại điểm hành chính một cửa. Đây là phường đầu tiên trên địa bàn thành phố...
07:14 - 11/07/2025
496 lượt xem