11
/
142595
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn lý giải vì sao giá sách giáo khoa mới cao hơn
bo-truong-nguyen-kim-son-ly-giai-vi-sao-gia-sach-giao-khoa-moi-cao-hon
news

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn lý giải vì sao giá sách giáo khoa mới cao hơn

Thứ 5, 16/02/2023 | 06:39:36
2,197 lượt xem

Báo cáo của Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn ký nêu rõ có một số bộ sách giáo khoa mới có giá cao hơn so với bộ sách giáo khoa theo chương trình cũ do khổ giấy, màu in... chất lượng hơn.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn lý giải vì sao giá sách giáo khoa mới cao hơn - Ảnh 1.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn - Ảnh: PHẠM THẮNG

Thừa ủy quyền của Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đã ký báo cáo của Chính phủ gửi đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thực hiện nghị quyết 88 và 51 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông.

Liên quan đến giá sách giáo khoa, báo cáo của Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nêu rõ việc này được quản lý theo quy định tại Luật giáo dục, Luật giá, Luật xuất bản. Sách giáo khoa không thuộc danh mục mặt hàng do Nhà nước định giá (điều 19 Luật giá), bình ổn giá, mà thuộc danh mục mặt hàng thực hiện kê khai giá.

Sách giáo khoa có giảm giá...

Giá sách giáo khoa do các doanh nghiệp, nhà xuất bản tự quyết định, tự chịu trách nhiệm trước pháp luật. Cơ quan quản lý nhà nước không phê duyệt giá, không quyết định giá và không can thiệp vào quyền tự định giá của các đơn vị.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, trước đây, trên cả nước áp dụng một bộ sách giáo khoa do Nhà xuất bản Giáo Dục Việt Nam in ấn, phát hành. Từ năm 2020 đến nay, thực hiện chủ trương xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa theo nghị quyết 88 của Quốc hội, hiện cả nước có 7 nhà xuất bản đủ điều kiện tham gia tổ chức biên soạn sách giáo khoa.

Trên cơ sở phê duyệt của bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về các sách giáo khoa giáo dục phổ thông, Bộ Tài chính đã phối hợp tiếp nhận kê khai giá sách giáo khoa của các đơn vị theo quy định pháp luật về giá.

Đồng thời, đã có 32 văn bản đề nghị các đơn vị rà soát và triển khai các biện pháp tiết kiệm chi phí, đặc biệt là các chi phí quản lý, quảng bá sách, lợi nhuận... nhằm tiếp tục kiểm soát lạm phát, đảm bảo an sinh xã hội, chia sẻ với người tiêu dùng.

Theo đó, các đơn vị đã thực hiện kê khai điều chỉnh giảm giá sách giáo khoa so với lần kê khai trước, mức giảm phổ biến 5-15% tùy sách.

Việc xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa thu hút đông đảo đội ngũ trí thức, nhà giáo, chuyên gia giỏi tham gia, có sự cạnh tranh về mặt chất lượng, hình thức, nội dung.

... nhưng vẫn cao hơn sách chương trình cũ

Tuy nhiên, báo cáo của Bộ trưởng Sơn cũng chỉ rõ thời gian qua có một số bộ sách giáo khoa mới có giá cao hơn so với bộ sách giáo khoa theo chương trình cũ trước đây, với các lý do chính như khổ sách, số cuốn sách, số màu in các cuốn sách trong bộ sách mới đều cao hơn.

Chi phí nguyên, nhiên, vật liệu, nhân công... hiện nay cũng đều tăng cao so với trước đây. Một số chi phí như bản thảo, nhuận bút lần đầu... trước đây được ngân sách nhà nước chi trả, nay không được ngân sách nhà nước hỗ trợ nữa nên đã tính vào giá. Phát sinh một số chi phí gắn với việc xã hội hóa như quảng bá, giới thiệu sách, lợi nhuận...

Bộ trưởng Sơn nhận định việc quản lý giá sách giáo khoa bằng biện pháp kê khai giá chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

Năm 2020, trên cơ sở đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính đã báo cáo Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội bổ sung sách giáo khoa vào danh mục hàng hóa do Nhà nước định giá.

Tại kỳ họp thứ 3 của Quốc hội khóa XV tháng 6-2022, Quốc hội đã quyết định bổ sung sách giáo khoa vào danh mục hàng hóa do Nhà nước định giá khi sửa Luật giá. Hiện dự thảo Luật giá sửa đổi đã có nội dung này, dự kiến trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 5 (tháng 5-2023).

Chuyên đề giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thực hiện nghị quyết số 88 và nghị quyết số 51 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông thực hiện trong năm 2023 trên phạm vi cả nước, áp dụng cho giai đoạn từ tháng 11-2014 đến tháng 6-2022.

Theo Thành Chung/Tuổi trẻ

https://tuoitre.vn/bo-truong-nguyen-kim-son-ly-giai-vi-sao-gia-sach-giao-khoa-moi-cao-hon-20230215170611484.htm

  • Từ khóa

Nỗ lực mới của G20

G20 đang nỗ lực để không chỉ tồn tại mà còn gia tăng vai trò và ảnh hưởng trước những thách thức rất to lớn đối với tương lai của nhóm
08:18 - 20/07/2025
569 lượt xem

Bộ Chính trị thống nhất chủ trương đầu tư xây dựng trường học tại 248 xã biên giới đất liền

Bộ Chính trị thống nhất chủ trương đầu tư xây dựng các trường phổ thông nội trú liên cấp tiểu học và trung học cơ sở tại 248 xã biên giới đất liền.
15:23 - 19/07/2025
987 lượt xem

Việt Nam đứng thứ 9 trên 113 quốc gia tại Olympic Toán quốc tế 2025

Với tổng số điểm 188, đoàn Việt Nam đứng thứ 9 trên tổng số 113 quốc gia, vùng lãnh thổ tham dự Kỳ thi Olympic Toán quốc tế 2025.
09:00 - 19/07/2025
1,203 lượt xem

Bức tranh điểm chuẩn đại học năm 2025

Điểm chuẩn khối A sẽ có sự phân hóa sâu sắc, những ngành tốp trên vẫn giữ mốc điểm cao như năm ngoái, những ngành và trường tốp giữa sẽ hạ đáng kể. Nhưng...
08:12 - 19/07/2025
1,186 lượt xem

Trường đại học Ngoại ngữ dự báo điểm chuẩn 'hạ nhiệt'

Năm ngoái, thí sinh phải đạt trung bình khoảng 9,7 điểm/môn mới có thể trúng tuyển ngành sư phạm tiếng Anh và sư phạm tiếng Trung Quốc. Tuy nhiên, mức...
16:36 - 18/07/2025
1,554 lượt xem