11
/
180693
Đại biểu lo tư tưởng 'tỉnh giàu, tỉnh nghèo' gây thiếu công bằng hỗ trợ miễn học phí
dai-bieu-lo-tu-tuong-tinh-giau-tinh-ngheo-gay-thieu-cong-bang-ho-tro-mien-hoc-phi
news

Đại biểu lo tư tưởng 'tỉnh giàu, tỉnh nghèo' gây thiếu công bằng hỗ trợ miễn học phí

Thứ 6, 23/05/2025 | 06:11:03
2,192 lượt xem

Nhiều đại biểu Quốc hội băn khoăn về chính sách miễn học phí được giao cho HĐND tỉnh thực hiện, sẽ gây thiếu công bằng khi tỉnh chi ít, tỉnh chi nhiều trong thực hiện chính sách.

Đại biểu Nguyễn Thị Yến - Ảnh: Quochoi.vn

Chiều 22-5, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự thảo nghị quyết của Quốc hội về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, người học chương trình giáo dục phổ thông tại các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân.

Trung ương nên lo hết đảm bảo công bằng

Đồng tình về sự cần thiết ban hành cơ chế miễn học phí với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, người học chương trình giáo dục phổ thông, đại biểu Nguyễn Thị Yến, phó bí thư thường trực Tỉnh ủy, trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, cho rằng chính sách này thể hiện tính nhân văn chăm lo cho thế hệ tương lai, đặc biệt đối tượng yếu thế, vùng sâu vùng xa, học sinh tư thục.

Tuy nhiên, liên quan đến kinh phí thực hiện, dự thảo đang quy định mức hỗ trợ học phí do HĐND cấp tỉnh quy định. Bà đặt câu hỏi tại sao Nhà nước không lo hết mà lại giao cho HĐND cấp tỉnh quy định, khi toàn quốc có 63 tỉnh thành thì chỉ có 18 tỉnh thành phân chia ngân sách trung ương.

Với quan điểm “đã lo thì lo hết” vì thực tế con số hỗ trợ hơn 8.000 tỉ đồng, nữ đại biểu đề nghị không nên giao HĐND mà Trung ương lo để tránh tư tưởng tỉnh giàu, tỉnh nghèo. Như với Bà Rịa - Vũng Tàu, hiện đang áp dụng chính sách hỗ trợ cho học sinh công lập và dân lập mức như nhau, đưa tiền trực tiếp về cho gia đình để tạo thuận lợi trong thực hiện.

"Giờ Nhà nước lo học phí, tiền của địa phương hay trung ương đều là tiền ngân sách nhà nước, tiền của nhân dân. Nếu đã miễn học phí thì cần áp dụng học phí như nhau, các cháu thụ hưởng như nhau. Đã thực hiện thống nhất cả nước thì cần đồng bộ như nhau, phải đảm bảo công bằng, chứ cứ nói tỉnh giàu tỉnh nghèo khó thực hiện thì không được" - bà Yến nêu quan điểm.

Ngân sách tăng thêm hơn 8.200 tỉ đồng, cần đảm bảo công bằng cho trẻ em

Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Xã hội Nguyễn Thị Mai Hoa cũng cho rằng học phí một năm có thể không nhiều, nhưng với gia đình nghèo, khoản đó rất quan trọng. Còn gia đình có mức thu nhập cao, sống khá giả, phần học phí Nhà nước hỗ trợ "không bõ bèn gì, không thay đổi cục diện thu nhập của họ".

"Gia đình có thu nhập cao là chuyện của họ, với trẻ em phải đối xử công bằng, đây là trách nhiệm của Nhà nước", bà Hoa cho rằng để sử dụng hiệu quả học phí, cần phải tiếp cận theo hướng hỗ trợ đầu trẻ, thay vì chuyển về các cơ sở giáo dục như dự thảo đang quy định. Trên cơ sở đó, gia đình sử dụng tiền ấy để đóng vào trường công hay tư là chuyện việc của gia đình.

Theo ước tính của Chính phủ, tổng nhu cầu kinh phí ngân sách nhà nước phải chi trả để thực hiện chính sách khoảng 30.600 tỉ đồng (khối công lập 28.700 tỉ đồng; khối dân lập, tư thục 1.900 tỉ đồng). Nếu chưa có chính sách này, từ ngày 1-9, ngân sách nhà nước vẫn phải đảm bảo là 22.400 tỉ đồng chi trả cho các đối tượng học sinh được miễn, không thu học phí.

Như vậy, số ngân sách nhà nước phải đảm bảo thêm khi thực hiện chính sách theo nghị quyết của Quốc hội là 8.200 tỉ đồng. Điều này đặt ra băn khoăn khi học phí hỗ trợ là do HĐND quyết định, sẽ khó đảm bảo công bằng khi có tỉnh thu ít, thu nhiều, trách nhiệm của ngân sách Trung ương như thế nào với các tỉnh khó khăn.

Vì vậy, bà Hoa cho rằng Chính phủ sẽ phải xử lý để bảo đảm trẻ em ở miền núi, đồng bằng, thành thị hay nông thôn đều được tiếp cận ở mức công bằng nhất.

Đại biểu Lê Tiến Châu (Hải Phòng) cho biết hiện nay có 10 địa phương thực hiện miễn học phí cho học sinh, trong đó Hải Phòng là địa phương miễn học phí các cấp và vừa qua có miễn học phí thêm cho đối tượng đào tạo nghề với một số lĩnh vực ngành nghề ưu tiên.

"Trên cơ sở kế thừa những việc đã làm, chúng tôi sẽ lựa chọn một số trường, cấp học đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật khang trang, rộng rãi, đúng chuẩn và vượt chuẩn, lựa chọn giáo viên dạy không chỉ kiến thức, kỹ năng, đạo đức, giáo dục lòng yêu nước, yêu thành phố, nếu không các cháu học xong đi hết", ông Châu nói.

Vì vậy, ông Châu cũng mong muốn các địa phương quan tâm chính sách này, đặc biệt những địa phương "có tí điều kiện", thực hiện theo chính sách chung của trung ương và cả nước để tạo sự đồng thuận, ủng hộ của cử tri cho con em được hưởng các chính sách tốt.

Theo Ngọc An/ Tuổi trẻ

https://tuoitre.vn/dai-bieu-lo-tu-tuong-tinh-giau-tinh-ngheo-gay-thieu-cong-bang-ho-tro-mien-hoc-phi-20250522183618939.htm

  • Từ khóa

Lãnh đạo Bộ GD-ĐT giới thiệu quy định mới về lương giáo viên

Bộ GD-ĐT đang tham mưu Chính phủ ban hành các quy định liên quan đến lương giáo viên.
16:17 - 11/07/2025
745 lượt xem

Ngân sách cho giáo dục đại học: Tự chủ không đồng nghĩa với tự lo

Sau 10 năm, ngân sách dành cho giáo dục đại học giảm cả giá trị tuyệt đối lẫn tương đối.
15:18 - 11/07/2025
259 lượt xem

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo: Dự kiến xếp lại bảng lương một số chức danh nhà giáo

Sáng 11-7, Văn phòng Chủ tịch nước họp báo công bố lệnh của Chủ tịch nước công bố các luật đã được Quốc hội khóa XV thông qua tại kỳ họp thứ 9.
10:31 - 11/07/2025
367 lượt xem

Điểm chuẩn ĐH dự kiến giảm, cân nhắc chọn ngành

Điểm chuẩn năm nay tăng - giảm tùy theo số lượng thí sinh đăng ký vào trường ĐH và ngành học.
07:54 - 11/07/2025
468 lượt xem

Cần giúp học sinh bớt phụ thuộc vào AI

Việc ngăn chặn, phòng ngừa gian lận bằng AI không chỉ bắt đầu từ trước kỳ thi mà phải từ lúc học sinh (HS) bắt đầu tiếp cận với AI.
07:33 - 11/07/2025
445 lượt xem