19
/
179312
Nghệ An phát hiện 9 bộ di cốt của cư dân văn hóa Quỳnh Văn
nghe-an-phat-hien-9-bo-di-cot-cua-cu-dan-van-hoa-quynh-van
news

Nghệ An phát hiện 9 bộ di cốt của cư dân văn hóa Quỳnh Văn

Thứ 3, 22/04/2025 | 16:31:00
1,961 lượt xem

Ngày 22/4, thông tin từ Bảo tàng Nghệ An cho biết, sau hơn 1 tháng tiến hành khai quật khảo cổ tại Di tích Quỳnh Văn (thôn 6, xã Quỳnh Văn, huyện Quỳnh Lưu) các nhà khảo cổ đã phát hiện nhiều bộ di cốt và hiện vật của cư dân văn hóa Quỳnh Văn.

Các nhà khảo cổ đang tiến hành khai quật tại di chỉ Quỳnh Văn. (Ảnh: BÁ TRÀ) 

Công tác khai quật được Bảo tàng Nghệ An cùng Trường đại học Khoa học-Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) và các chuyên gia quốc tế đến từ Khoa Khảo cổ học và Nhân học, Đại học Quốc gia Australia phối hợp thực hiện.

Sau thời gian hơn một tháng tiến hành khai quật, đến thời điểm này, các nhà khảo cổ đã tiến hành khai quật 2 hố với diện tích 18m2, bước đầu đã phát hiện nhiều hiện vật bằng đá, bằng xương như: Rìu, mảnh tước, chày nghiền, bếp...

Đặc biệt, tại hố khai quật số 2, bước đầu các nhà khảo cổ đã phát hiện 9 bộ di cốt của cư dân văn hóa Quỳnh Văn nằm dưới độ sâu 3m so mặt đất.

Nhiều di cốt được phát hiện tại đợt khai quật lần này. (Ảnh: BÁ TRÀ)

Các di cốt này phần lớn được táng theo tư thế bó gối đặc trưng của văn hóa Quỳnh Văn và được phân bố tương đối dày, mỗi di cốt chỉ cách nhau khoảng 50cm.

Trong đó, có 3 di cốt được xếp chồng lên nhau và được ngăn cách bởi một lớp đất mỏng, chung quanh là các lớp vỏ nhuyễn thể. Một số mộ táng phát hiện đồ trang sức bằng vỏ sò, vỏ ốc biển.

Theo Bảo tàng Nghệ An, văn hóa Quỳnh Văn thuộc hậu kỳ thời đại đá mới, niên đại mở đầu vào khoảng 6.000 năm và kết thúc vào khoảng 4.000 năm cách ngày nay, phân bố chủ yếu ở đồng bằng ven biển Nghệ An, Hà Tĩnh; thuộc loại hình di tích cồn sò điệp, có độ dày 5 đến 6m, diện tích rộng, cách biển khoảng 1 đến 10km.

Công tác khai quật đang được Bảo tàng Nghệ An cùng các đơn vị liên quan, các nhà khảo cổ học tiếp tục thực hiện. (Ảnh: BÁ TRÀ)

Mở đầu là phát hiện và khai quật một số địa điểm cồn sò điệp ở khu vực Cầu Giát, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An vào những năm 1930-1932 bởi các học giả người Pháp.

Qua đợt khai quật của các nhà khảo cổ học vào năm 1963-1964, phát hiện thêm 5 địa điểm cồn sò điệp chung quanh di tích Quỳnh Văn.

Sau đó vào năm 1976 Khoa Lịch sử, Trường đại học Tổng hợp Hà Nội và năm 1979 Viện khảo cổ học trong quá trình thám sát đã phát hiện thêm 15 địa điểm mới thuộc văn hóa Quỳnh Văn, trong đó có 2 địa điểm được khai quật là Cồn Đất, Gò Lạp Bắc (ở Nghệ An).

Các hiện vật được khai quật. (Ảnh: BÁ TRÀ)

Cho đến nay, đã phát hiện được 21 địa điểm văn hóa Quỳnh Văn. Trừ địa điểm phía nam của huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh, 20 địa điểm cồn sò điệp văn hóa Quỳnh Văn phân bố trên một địa bàn hẹp, theo 2 nhóm địa hình khác nhau: Phía tây và phía đông đồng bằng huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.

Đây là một đồng bằng hẹp, kẹp giữa một bên là những dãy đồi núi thấp, một bên là biển Đông. Thấp thoáng trong đồng bằng là những cồn sò điệp, cồn đất hoặc cồn cát. Trên những cồn này được nhận định là di tích cư trú của cư dân văn hóa Quỳnh Văn, Bàu Tró, Thạch Lạc.

Qua quá trình thám sát và tiến hành khai quật, theo tài liệu của các nhà khảo cổ thuộc Viện Khảo cổ học kết quả ghi nhận ở các di chỉ văn hóa Quỳnh Văn có các dấu tích bếp, hố đất; mộ và di cốt người; các di vật đồ đá, mảnh tước, công cụ; đồ xương, võ nhuyễn thể và gốm.

Công tác khai quật đang được Bảo tàng Nghệ An cùng các đơn vị liên quan, các nhà khảo cổ học tiếp tục thực hiện.

Một số hiện vật công cụ đá thuộc văn hóa Quỳnh Văn đang được lưu giữ tại Bảo tàng Nghệ An.

Kết thúc đợt khai quật, các hiện vật và di cốt sẽ được các chuyên gia mang đi kiểm định Carbon phóng xạ-C14 để xác định niên đại cũng như nghiên cứu sâu về nền văn hóa này và sẽ công bố kết quả trong thời gian sớm nhất.

Việc tiếp tục khai quật nghiên cứu di tích khảo cổ học Quỳnh Văn nhằm tìm hiểu và làm rõ hơn niên đại của di tích, xác định giá trị của di tích trong tiến trình lịch sử. Từ đó đóng góp thêm tư liệu cho lịch sử tiền sơ sử Nghệ An nói riêng và cả nước nói chung, cung cấp bằng chứng khoa học cho việc bảo vệ và phát huy giá trị di tích.

Theo Trần Trung Hiếu/ Nhân Dân

https://nhandan.vn/nghe-an-phat-hien-9-bo-di-cot-cua-cu-dan-van-hoa-quynh-van-post874315.html 

  • Từ khóa

MICE EXPO 2025 hướng đến Di sản và Công nghệ

Sáng 15/7, dưới sự chỉ đạo của Hiêp hội du lịch Việt Nam, Chi hội Du lịch MICE Việt Nam (VMA) chính thức công bố sự kiện MICE EXPO 2025 diễn ra ngày...
15:48 - 15/07/2025
122 lượt xem

MC Hoàng Linh bị phạt 107,5 triệu đồng vì quảng cáo sữa

MC Hoàng Linh bị phạt hành chính 107,5 triệu đồng, phải tháo gỡ, xóa quảng cáo và buộc cải chính thông tin vì quảng cáo sản phẩm dinh dưỡng HIUP 27 gây...
15:20 - 15/07/2025
126 lượt xem

Tác giả Việt Nam giao lưu với độc giả Trung Quốc về văn hóa Việt

Trong khuôn khổ Ngày hội Đọc sách quốc tế và thư pháp thành phố Sùng Tả năm 2025 (Quảng Tây, Trung Quốc) và chuyến giao lưu ra mắt sách của Chibooks, tác...
14:31 - 15/07/2025
160 lượt xem

Không gian du lịch rộng mở ở “Thủ đô gió ngàn”

Với hệ thống giao thông ngày càng hoàn thiện cùng quy hoạch du lịch là ngành kinh tế quan trọng, Thái Nguyên đang chuyển mình để khẳng định là điểm đến du...
11:45 - 15/07/2025
217 lượt xem

Tăng cường quảng bá hình ảnh Việt Nam qua điện ảnh Ấn Độ

Chiều 14/7, tại Hà Nội, Thứ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hồ An Phong tiếp và làm việc với ông Rahul Bali, Giám đốc điều hành Công ty Innovations...
11:56 - 15/07/2025
200 lượt xem