19
/
161189
Hongi: Tục chạm mũi khi chào hỏi của người Maori có gì đặc biệt?
hongi-tuc-cham-mui-khi-chao-hoi-cua-nguoi-maori-co-gi-dac-biet
news

Hongi: Tục chạm mũi khi chào hỏi của người Maori có gì đặc biệt?

Thứ 2, 11/03/2024 | 18:06:00
2,175 lượt xem

Trong chuyến thăm New Zealand, Thủ tướng Phạm Minh Chính và phu nhân Lê Thị Bích Trân được người Maori chào đón với nghi lễ đặc biệt.

Nghi lễ hongi - Ảnh: CARMEN TEPUKE

Nghi lễ hongi - Ảnh: CARMEN TEPUKE

Hongi là nghi lễ chào hỏi truyền thống của người Maori, tộc người đầu tiên khai phá và sinh sống tại New Zealand.

Để thực hiện hongi, hai người đứng đối diện cùng chạm mũi và trán của nhau. Họ có thể bắt tay sau đó nếu muốn.

Theo quan niệm của người Maori, khi chào nhau bằng cách chạm mũi, con người sẽ chia sẻ hơi thở sự sống với nhau. Họ hình thành một liên kết đặc biệt giúp xóa bỏ khoảng cách về văn hóa và địa lý.

Thủ tướng Phạm Minh Chính thực hiện nghi thức hongi tại lễ đón theo nghi thức truyền thống của người Maori - Ảnh: NHẬT BẮC

Thủ tướng Phạm Minh Chính thực hiện nghi thức hongi tại lễ đón theo nghi thức truyền thống của người Maori - Ảnh: NHẬT BẮC

Những người chưa từng đặt chân đến vùng đất New Zealand hay còn gọi là “manuhiri” (khách) sẽ trở thành “tangata whenua” (người dân trên đảo).

Lời chào theo kiểu hongi thường được sử dụng trong những cuộc họp truyền thống giữa người Maori hoặc tại một số nghi lễ lớn, chẳng hạn như lễ chào đón Powhiri. Mặc dù vậy, nhiều người Maori vẫn sử dụng hongi trong cuộc sống thường ngày.

Nguồn gốc của hongi bắt nguồn từ văn hóa dân gian Maori về sự hình thành loài người. Họ quan niệm thần linh tạo ra người phụ nữ đầu tiên trên thế giới bằng cách nhào nặn cơ thể từ đất và thổi sự sống vào lỗ mũi của người này.

Đối với Powhiri, đây là nghi lễ chào đón những vị khách đặc biệt của người Maori. Powhiri bao gồm nhiều bài phát biểu, buổi biểu diễn văn hóa nghệ thuật và hongi.

Các chiến binh Maori - Ảnh: US DEPARTMENT OF DEFENSE

Các chiến binh Maori - Ảnh: US DEPARTMENT OF DEFENSE

Khi bắt đầu nghi lễ, một hoặc một số chiến binh Maori sẽ thận trọng tiến đến khách và thể hiện uy lực của họ. Chiến binh Maori hét lớn, nhăn mặt và thực hiện những cử chỉ mạnh mẽ nhằm thể hiện rằng họ sẵn sàng dùng bạo lực chống lại khách nếu những người này có ý định xấu.

Chiến binh Maori tiếp tục đặt một con dao gỗ và một cành dương xỉ xuống đất. Người khách cần cúi xuống và nhặt 2 vật này lên.

Sau đó khách có thể chiêm ngưỡng điệu múa Haka “rực lửa” hoặc một vài loại hình biểu diễn khác tùy theo sự sắp xếp của ban tổ chức.

Lễ chào đón Powhiri kết thúc bằng nghi lễ hongi nói trên. Một cử chỉ thân mật xóa bỏ khoảng cách giữa khách và người bản địa.

Theo Tuổi trẻ

https://tuoitre.vn/hongi-tuc-cham-mui-khi-chao-hoi-cua-nguoi-maori-co-gi-dac-biet-20240311104431071.htm 

  • Từ khóa

MICE EXPO 2025 hướng đến Di sản và Công nghệ

Sáng 15/7, dưới sự chỉ đạo của Hiêp hội du lịch Việt Nam, Chi hội Du lịch MICE Việt Nam (VMA) chính thức công bố sự kiện MICE EXPO 2025 diễn ra ngày...
15:48 - 15/07/2025
124 lượt xem

MC Hoàng Linh bị phạt 107,5 triệu đồng vì quảng cáo sữa

MC Hoàng Linh bị phạt hành chính 107,5 triệu đồng, phải tháo gỡ, xóa quảng cáo và buộc cải chính thông tin vì quảng cáo sản phẩm dinh dưỡng HIUP 27 gây...
15:20 - 15/07/2025
128 lượt xem

Tác giả Việt Nam giao lưu với độc giả Trung Quốc về văn hóa Việt

Trong khuôn khổ Ngày hội Đọc sách quốc tế và thư pháp thành phố Sùng Tả năm 2025 (Quảng Tây, Trung Quốc) và chuyến giao lưu ra mắt sách của Chibooks, tác...
14:31 - 15/07/2025
162 lượt xem

Không gian du lịch rộng mở ở “Thủ đô gió ngàn”

Với hệ thống giao thông ngày càng hoàn thiện cùng quy hoạch du lịch là ngành kinh tế quan trọng, Thái Nguyên đang chuyển mình để khẳng định là điểm đến du...
11:45 - 15/07/2025
219 lượt xem

Tăng cường quảng bá hình ảnh Việt Nam qua điện ảnh Ấn Độ

Chiều 14/7, tại Hà Nội, Thứ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hồ An Phong tiếp và làm việc với ông Rahul Bali, Giám đốc điều hành Công ty Innovations...
11:56 - 15/07/2025
203 lượt xem