190
/
137920
Vắc xin nào phải tiêm bắt buộc tại Việt Nam?
vac-xin-nao-phai-tiem-bat-buoc-tai-viet-nam
news

Vắc xin nào phải tiêm bắt buộc tại Việt Nam?

Thứ 3, 15/11/2022 | 10:20:00
2,123 lượt xem

Hiện nay trong chương trình tiêm chủng mở rộng có 10 loại vắc xin bắt buộc phải tiêm chủng cho trẻ. Thời gian sắp tới Bộ Y tế sẽ tiếp tục đưa thêm loại vắc xin khác vào như: vắc xin ngừa tiêu chảy (Rota), vắc xin phòng HPV, cúm mùa…

Vắc xin nào phải tiêm bắt buộc tại Việt Nam? - Ảnh 1.

Phụ huynh đưa trẻ đến trạm y tế để tiêm vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng - Ảnh: THU HIẾN

Bạn đọc L.T.T. (25 tuổi, ngụ Đồng Nai) có con nhỏ 1 tháng tuổi thắc mắc, trẻ mới sinh từ 1 đến 5 tuổi cần tiêm đầy đủ những loại vắc xin nào? Hiện nay những loại vắc xin nào bắt buộc trong chương trình tiêm chủng mở rộng?

Trả lời thắc mắc bạn đọc về vấn đề này, bác sĩ Lê Thành Nam - phụ trách trạm y tế phường Hiệp Bình Chánh (TP Thủ Đức) - cho biết theo thông tư số 38/2017/TT-BYT của Bộ Y tế, vắc xin bắt buộc trong chương trình tiêm chủng mở rộng của nước ta hiện nay bao gồm 10 loại vắc xin:

Viêm gan B (trẻ dưới 1 tuổi), lao (trẻ dưới 1 tuổi), bạch hầu (trẻ dưới 2 tuổi), ho gà (trẻ dưới 2 tuổi), uốn ván (trẻ dưới 2 tuổi, phụ nữ có thai), bại liệt (trẻ dưới 1 tuổi), bệnh do Heamophilus Inffluenzae type B (trẻ dưới 1 tuổi), sởi (trẻ dưới 2 tuổi), viêm não Nhật Bản (trẻ từ 1 đến 5 tuổi), Rubella (trẻ dưới 2 tuổi).

Bộ Y tế yêu cầu nếu chưa tiêm chủng đúng lịch thì tiêm chủng càng sớm càng tốt sau đó, nhưng phải bảo đảm phù hợp với đối tượng và hướng dẫn của chương trình tiêm chủng mở rộng. Việc tiêm chủng chiến dịch hoặc tiêm chủng bổ sung được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Y tế trong từng trường hợp.

Khi đưa trẻ đến các trạm y tế nơi mình sống để tiêm vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng cần mang theo sổ tiêm chủng, hoặc có thể lựa chọn vắc xin tại các cơ sở dịch vụ để tiêm chủng cho trẻ.

Trước đó, ngày 15-8, Chính phủ đồng ý lộ trình đưa vắc xin phòng bệnh do vi rút rota (tiêu chảy) từ năm 2022, vắc xin phòng bệnh do phế cầu từ năm 2025, vắc xin phòng bệnh ung thư cổ tử cung từ năm 2026 và vắc xin phòng bệnh cúm mùa từ năm 2030 vào chương trình tiêm chủng mở rộng.

Theo bác sĩ Nam, hiện nay các loại vắc xin như Rota ngừa tiêu chảy (cho trẻ từ 2 đến 8 tháng tuổi), ung thư cổ tử cung (cho trẻ và phụ nữ từ 9 đến 26 tuổi) để giảm nguy cơ mắc các bệnh do vi rút HPV gây ra, cúm mùa… có giá thành dịch vụ khá đắt, nhiều người không có điều kiện để tiêm, do vậy tỉ lệ bao phủ vẫn rất thấp.

Nếu được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng, các loại vắc xin này sẽ giúp trẻ giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm vào mùa, giảm nguy cơ lây nhiễm đặc biệt như cúm mùa khi trẻ trong độ tuổi đi học.

Theo Tuổi trẻ

https://tuoitre.vn/vac-xin-nao-phai-tiem-bat-buoc-tai-viet-nam-20221112105435031.htm 

  • Từ khóa

Kiểm soát thực phẩm nhà làm ra sao sau khi sáp nhập?

Sau sáp nhập, Sở Y tế TP.HCM đề xuất phương án tổ chức lại trạm y tế phường, xã khi triển khai chính quyền địa phương hai cấp. Về chức năng, nhiệm vụ của...
09:00 - 20/07/2025
322 lượt xem

Cách trị viêm loét dạ dày - tá tràng qua bữa ăn

Viêm loét dạ dày - tá tràng là một trong những bệnh lý phổ biến của hệ tiêu hóa. Bệnh không chỉ gây khó chịu, rối loạn tiêu hóa mà còn tiềm ẩn nguy cơ...
08:26 - 20/07/2025
323 lượt xem

Những dấu hiệu nhận biết mắc viêm màng não do não mô cầu

Viêm màng não do não mô cầu là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính xảy ra đột ngột với các triệu chứng sốt, đau đầu dữ dội, buồn nôn và nôn,...
08:32 - 19/07/2025
881 lượt xem

Dạy AI cho 15.000 nhân viên y tế để giúp tiết kiệm thời gian

Thay vì phải mất 2 - 3 giờ để làm những báo cáo hằng ngày, nhân viên y tế có thể rút ngắn thời gian này để dành nhiều thời gian còn lại cho việc chăm sóc...
15:41 - 18/07/2025
1,287 lượt xem

Thẻ bảo hiểm y tế bị thu hồi, tạm giữ, tạm khóa trong trường hợp nào?

Thẻ bảo hiểm y tế sẽ bị tạm giữ trong trường hợp người đi khám bệnh, chữa bệnh sử dụng thẻ bảo hiểm y tế của người khác; bị thu hồi, bị giữ thẻ bảo hiểm y...
14:59 - 18/07/2025
1,341 lượt xem