190
/
168593
Tim đập mạnh lúc nằm xuống: khi nào cần đi khám?
tim-dap-manh-luc-nam-xuong-khi-nao-can-di-kham
news

Tim đập mạnh lúc nằm xuống: khi nào cần đi khám?

Thứ 5, 22/08/2024 | 07:59:00
2,204 lượt xem

Một số người khi nằm xuống, đặc biệt là lúc ngủ vào ban đêm, thỉnh thoảng lại nghe tiếng tim đập thình thịch. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, thậm chí đó là dấu hiệu bệnh tiềm ẩn.

Nguyên nhân đầu tiên cần nhắc đến là chứng ù tai kiểu mạch đập. Tình trạng này có thể liên quan đến sự tích tụ cholesterol trong động mạch, chất dịch dư thừa tạo áp lực lên não, bất thường trong cấu trúc ở tai hay tăng huyết áp, theo chuyên trang sức khỏe Medical News Today (Anh).

Tim đập mạnh lúc nằm xuống: khi nào cần đi khám?- Ảnh 1.

Cảm thấy nhịp tim đập mạnh hơn khi ngủ có thể là dấu hiệu của bất thường tim mạch ẢNH: PEXELS

Một nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng này là lo lắng. Những căng thẳng trong tâm lý có thể khiến tim đập mạnh và nhịp tim tăng lên. Ngoài ra, một số yếu tố dù không phải bất ổn sức khỏe cũng có thể khiến nhịp tim đập mạnh hơn khi nằm xuống, chẳng như tập luyện cường độ cao gần giờ đi ngủ.

Những gì chúng ta ăn hay uống gần giờ ngủ cũng có thể khiến tim đập nhanh hơn. Ví dụ, uống quá nhiều caffein vào buổi tối cũng làm nhịp tim tăng.

Tuy nhiên, nếu tim đập mạnh, nằm xuống nghe rõ nhịp tim thình thình mà kèm theo một số triệu chứng khác thì cần phải được chăm sóc ý tế khẩn cấp. Những triệu này gồm tức ngực, đau bất thường ở vùng hàm hoặc cổ, đau dạ dày hay chóng mặt. Hiệp hội Tim mạch Mỹ cho biết đây đều là dấu hiệu của đau tim.

Để ứng phó với tình trạng tim đập mạnh khi nằm xuống thì cần xác định nguyên nhân. Phương pháp điều trị cũng sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân này.

Nếu bác sĩ xác định nguyên nhân là do cholesterol cao thì người mắc cần dùng thuốc hạ cholesterol và thay đổi chế độ ăn. Một trong những loại thuốc phổ biến nhất để kiểm soát cholesterol trong máu là statin.

Nếu nguyên nhân là do huyết áp cao thì bên cạnh dùng thuốc, bác sĩ sẽ khuyến nghị một số biện pháp khác để kiểm soát huyết áp. Những biện pháp này thường là hạn chế muối, ưu tiên ăn rau củ, trái cây, ngủ đủ giấc, giảm căng thẳng và tập thể dục thường xuyên.

Ngoài ra, một số ít trường hợp nghe tiếng tim đập khi nằm xuống là do những bất thường liên quan đến mạch máu. Lúc này, các biện pháp can thiệp, chẳng hạn như đặt stent, có thể được thực hiện, theo Medical News Today.

Theo Thanh niên

https://thanhnien.vn/tim-dap-manh-luc-nam-xuong-khi-nao-can-di-kham-185240820173805668.htm

  • Từ khóa

Những nguyên nhân không ngờ bí mật đẩy đường huyết tăng vọt

Mọi người vẫn nghĩ rằng chỉ cần kiêng chất đường bột và đồ ngọt thì sẽ yên tâm về mức đường huyết.
07:53 - 13/07/2025
27 lượt xem

Cách ăn tinh bột giúp giảm 26% nguy cơ cao huyết áp

Nghiên cứu mới dựa trên 182.000 người cho thấy một thay đổi nhỏ trong cách tiêu thụ tinh bột - ví dụ "đổi màu" cơm - sẽ đem lại lợi ích bất ngờ.
13:51 - 12/07/2025
475 lượt xem

Sau tập luyện cường độ cao, cơ thể cần bổ sung thực phẩm nào để hồi phục?

Nạp lại năng lượng từ carbohydrate, phục hồi cơ bắp bằng protein chất lượng cao, bù nước và điện giải đúng cách, ngủ đủ giấc để phục hồi sâu... là những...
08:07 - 12/07/2025
618 lượt xem

Những nguyên nhân không ngờ bí mật đẩy đường huyết tăng vọt

Mọi người vẫn nghĩ rằng chỉ cần kiêng chất đường bột và đồ ngọt thì sẽ yên tâm về mức đường huyết.
15:55 - 11/07/2025
1,015 lượt xem

Định hình chính sách dân số vì quyền con người và phát triển bền vững

Sáng 11/7, Bộ Y tế phối hợp Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ mít-tinh hưởng ứng Ngày Dân số thế giới (11/7) năm 2025.
14:35 - 11/07/2025
1,052 lượt xem