190
/
172168
Cẩn trọng với béo phì
can-trong-voi-beo-phi
news

Cẩn trọng với béo phì

Chủ nhật, 10/11/2024 | 16:14:00
1,995 lượt xem

Béo phì không chỉ là yếu tố gây mất tự tin về ngoại hình, béo phì còn là "kẻ thù" âm thầm dẫn đến hàng loạt bệnh tật nguy hiểm.

TS-BS Lâm Văn Hoàng, Tổng Thư ký Hội Đái tháo đường và Nội tiết TP HCM, cho biết tình trạng béo phì ở Việt Nam đang gia tăng với tốc độ nhanh nhất khu vực Đông Nam Á (chiếm 38%) trong khi tỉ lệ béo phì ở các quốc gia trong khu vực chỉ dao động từ 10% đến 20%.

Nhiều biến chứng nguy hiểm

Tại TP HCM, tình trạng thừa cân và béo phì cũng tiếp tục tăng mạnh ở mọi độ tuổi.

BSCKI Huỳnh Phúc Nguyên - Trưởng Khoa Hồi sức Nội tim mạch, Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM - cho biết các bác sĩ tại đây vừa tiếp nhận, cấp cứu bệnh nhân nam (42 tuổi, ngụ Đồng Nai) bị suy tim cấp, nhồi máu cơ tim vì biến chứng béo phì.

Bệnh sử, trước đó, bệnh nhân thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, khó thở, nhưng chủ quan không đi khám. Sau đó, người bệnh cảm thấy mệt, nặng ngực, buồn nôn sau khi ăn. Tình trạng ngày càng nặng nên gia đình đưa bệnh nhân đi cấp cứu. Tại bệnh viện, qua thăm khám và xét nghiệm, bác sĩ phát hiện bệnh nhân bị phù phổi cấp, nhồi máu cơ tim cấp, suy chức năng thận và men gan tăng cao. Nguyên nhân do béo phì độ 3 (110 kg, BMI = 40,75).

Ngay sau đó, bệnh nhân được nong mạch, đặt stent cùng kết hợp ECMO. Sau 2 tuần điều trị tích cực, tình trạng bệnh nhân cải thiện, không còn khó thở hay đau ngực, ăn ngủ được, có thể tự chăm sóc bản nhân.

Bác sĩ Bùi Thị Duyên, Phó Chủ nhiệm phụ trách Khoa Dinh dưỡng - Tiết chế, Bệnh viện Quân y 175 (TP HCM), cho biết béo phì là tình trạng rối loạn chuyển hóa chất béo trong cơ thể, dẫn đến sự tích tụ mỡ thừa. Mỡ thừa không chỉ ảnh hưởng đến ngoại hình mà còn là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm như các bệnh lý tim mạch (suy tim, huyết áp, đột quỵ…); rối loạn chuyển hóa (rối loạn lipid máu, tiểu đường...); ảnh hưởng đến hô hấp vì mỡ tích tụ ở ngực; gan nhiễm mỡ; các bệnh lý cơ xương khớp (thoái hóa khớp gối, viêm khớp…); tăng nguy cơ mắc một số loại ung thư (ung thư tuyến tụy, ung thư vú…).

BS Lâm Văn Hoàng cũng nhận định nhiều người vẫn chưa hiểu đúng về béo phì và chưa nhận thức được rằng đây là một bệnh lý thực sự, chỉ tìm đến bác sĩ khi đã xuất hiện các biến chứng.

Bệnh nhân béo phì được nhân viên tại phòng khám dinh dưỡng, Bệnh viện Quân y 175 thực hiện phân tích các thành phần cơ thể

Sai lầm cần tránh khi giảm cân

Theo BS Duyên, mặc dù biết rằng béo phì gây ra nhiều bệnh tật, nhưng không phải ai cũng có thể giảm cân thành công. Tại Bệnh viện Quân y 175, không chỉ tiếp nhận điều trị bệnh nhân béo phì bệnh lý mà còn có nhiều bệnh nhân béo phì đơn thuần đến khám.

Điển hình, tại bệnh viện, từng tiếp nhận bệnh nhân nữ (25 tuổi, ngụ TP HCM) đến khám với thể trạng cân nặng 100 kg, cao 1,55 m. Bệnh nhân dư cân từ nhỏ, sau đó, do ít vận động nên cân nặng tăng theo thời gian. Sau khi thăm khám, bệnh nhân được chẩn đoán rối loạn mỡ máu, béo phì (BMI = 41). 3 tháng đầu, bệnh nhân được điều trị theo phác đồ giảm được 6 kg. Tuy nhiên, sau đó, cân nặng giảm chậm, bệnh nhân có tâm lý chán nản, muốn bỏ cuộc để thực hiện phẫu thuật hút mỡ. "Được sự động viên của các bác sĩ, bệnh nhân tiếp tục theo đuổi quá trình điều trị và có được kết quả rất khả quan" - BS Duyên nói.

Các bác sĩ cho biết có một số sai lầm phổ biến trong việc giảm cân mà nhiều người mắc phải. Ví dụ như áp dụng chế độ ăn kiêng cực đoan. Điều này có thể gây hại cho sức khỏe bởi chế độ ăn kiêng quá khắt khe dẫn đến thiếu hụt dưỡng chất làm cơ thể suy yếu, giảm sức đề kháng. Bên cạnh đó, giảm cân chỉ thông qua chế độ ăn uống mà không kết hợp với vận động thể chất là một sai lầm. Tập thể dục đều đặn giúp đốt cháy mỡ thừa, cải thiện sức khỏe tim mạch và duy trì cơ bắp. Đặc biệt, căng thẳng, lo âu và cảm giác thất bại trong quá trình giảm cân có thể làm trì hoãn hoặc làm gián đoạn việc giảm cân. Quá trình này cần có sự kiên nhẫn.

Nên ăn nhiều rau xanh, trái cây ít ngọt

Hiện nay, có không ít người chạy theo các phương pháp giảm cân "thần tốc" như sử dụng thuốc giảm cân, phẫu thuật giảm béo. Theo các bác sĩ, các phương pháp này có thể mang lại kết quả nhanh chóng nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro cho sức khỏe như thiếu hụt dinh dưỡng, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch hoặc các vấn đề về gan.

Người béo phì nên ăn nhiều rau xanh, trái cây ít ngọt và thực phẩm giàu chất xơ, ưu tiên chế biến hấp, luộc để giữ dưỡng chất. Chọn sữa không đường, các loại bánh không đường, và tinh bột an toàn như gạo lứt, khoai lang. Ăn thực phẩm ít mỡ như ức gà, trứng và các loại hạt như óc chó, đậu nành. Uống đủ nước, ăn sáng đầy đủ và chia thành nhiều bữa nhỏ, hạn chế ăn vặt và ăn đêm để kiểm soát cân nặng hiệu quả.

Theo Hải Yến/ Người lao động

https://nld.com.vn/can-trong-voi-beo-phi-19624110921084272.htm

  • Từ khóa

Bước ngoặt trong điều trị động kinh bằng robot định vị thần kinh hàng đầu thế giới

Những cơn động kinh mỗi ngày khiến bé trai 9 tuổi phải luôn trong tầm mắt cha mẹ vì nguy cơ té ngã, chấn thương. Trẻ không còn đáp ứng với các phương pháp...
11:11 - 25/07/2025
39 lượt xem

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long là Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chấm dứt bệnh lao

Ngày 24/7/2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 1592/QĐ-TTg kiện toàn Ủy ban Quốc gia về chấm dứt bệnh lao. Phó Thủ tướng Chính...
09:36 - 25/07/2025
72 lượt xem

Hy hữu: Người phụ nữ phát hiện có 4 quả thận

Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Đình Liên, Trưởng Khoa Ngoại Tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E (Hà Nội) cho biết, các bác sĩ vừa tiến hành ca phẫu thuật đặc biệt...
06:59 - 25/07/2025
144 lượt xem

Tiêm filler để chỉnh cằm lẹm, cằm của nam thanh niên bị sưng đỏ như 'phát sáng'

Nam thanh niên N.M.L (25 tuổi, sinh sống tại Hồng Kông, Trung Quốc) nhập viện trong tình trạng vùng cằm sưng to, tấy đỏ như 'phát sáng', đau nhức dữ dội,...
15:18 - 24/07/2025
528 lượt xem

Đừng để quá muộn vì nghĩ phải 'đau ngực dữ dội' mới là đau tim!

Hầu hết mọi người đều hình dung đau tim là một cơn đau dữ dội đến mức ôm chặt lấy ngực.
13:25 - 24/07/2025
582 lượt xem