190
/
181106
Nguy cơ tăng tiểu đường, đột quỵ do một loại đồ uống quen thuộc
nguy-co-tang-tieu-duong-dot-quy-do-mot-loai-do-uong-quen-thuoc
news

Nguy cơ tăng tiểu đường, đột quỵ do một loại đồ uống quen thuộc

Thứ 2, 02/06/2025 | 07:55:00
2,110 lượt xem

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại VN, có bằng chứng cho thấy những người thường xuyên dùng đồ uống có đường sẽ đối mặt với mức tăng cao nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2, bệnh tim, đột quỵ và ung thư.

Thói quen tiêu thụ đồ uống có đường cũng có liên quan đến tăng cân và béo phì ở trẻ em và người lớn. Đây đều là những yếu tố nguy cơ chính gây ra nhiều bệnh, và đặc biệt là không tốt cho sức khỏe của trẻ em.

Nguy cơ tăng tiểu đường, đột quỵ do một loại đồ uống quen thuộc  - Ảnh 1.

Tiêu thụ thường xuyên đồ uống có đường làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường thể 2 và các bệnh không lây nhiễm khác ẢNH: PHƯƠNG AN TẠO BỞI GEMINI AI

Tại VN, tiêu thụ đồ uống có đường đã tăng nhanh trong 15 năm qua. Năm 2023, người dân uống đồ uống có đường gấp 4 lần so với năm 2009, với mức trung bình gần 70 lít đồ uống có đường/người/năm, tương đương 1,3 lít mỗi tuần.

Tổng điều tra dinh dưỡng quốc gia năm 2020 cho thấy tỷ lệ thừa cân, béo phì ở thanh thiếu niên tăng từ 2,6% năm 2002 lên 8,5% năm 2010 và chạm mốc 19% năm 2020. Tỷ lệ thừa cân, béo phì ở người lớn cũng tăng gần gấp đôi từ 10,9% lên 18,3%. Tại các trường học, thanh thiếu niên có xu hướng gia tăng tiêu thụ nước ngọt và thực phẩm chế biến công nghiệp, đặc biệt là ở khu vực thành thị.

WHO khuyến nghị áp thuế đối với đồ uống có đường nhằm làm tăng giá thành, từ đó giảm tiêu dùng. Biện pháp này phát huy hiệu quả trong việc giúp thay đổi thói quen của trẻ em và thanh thiếu niên, những người bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi giá cả. WHO cho biết khoảng 110 quốc gia đã áp dụng đánh thuế đồ uống có đường. Đây là giải pháp giúp cải thiện sức khỏe và giảm chi phí y tế, tăng nguồn thu cho ngân sách chính phủ.

Đồng thời, WHO cũng khuyến nghị cần nâng cao nhận thức của cộng đồng về tiêu thụ đồ uống có đường. Hiện không nhiều người biết rằng một lon 330 ml nước ngọt có ga có thể chứa tới 10 thìa cà phê hoặc 40 gram đường. Trong khi đó, khuyến nghị của WHO dành cho người trưởng thành là dưới 50 gram đường/người/ngày.

Về tác động tới mức tiêu thụ nước giải khát có đường, theo tham khảo các nước và một số nghiên cứu tại VN, nếu áp mức thuế 10% trên giá xuất xưởng (tăng giá bán khoảng 5%), ước tính sẽ làm giảm mức tiêu thụ nước ngọt khoảng 2,6 lít/người/năm so với hiện tại. Mức giảm tiêu thụ có thể đạt đến 9,8 - 10,5 lít/người/năm khi áp thuế tăng cao hơn, khiến giá bán tăng 19 - 20%.

19% là tỷ lệ thừa cân, béo phì ở thanh thiếu niên năm 2020. Tỷ lệ này năm 2002 là 2,6%; năm 2010 là 8,5%.

(Tổng điều tra dinh dưỡng quốc gia năm 2020)

Theo Liên Châu/ Thanh niên

https://thanhnien.vn/nguy-co-tang-tieu-duong-dot-quy-do-mot-loai-do-uong-quen-thuoc-185250601201659951.htm

  • Từ khóa

Mức hưởng bảo hiểm y tế trong quân đội áp dụng từ tháng 7/2025

Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư số 63/2025/TT-BQP ngày 01/7/2025 quy định, hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 70/2015/NĐ-CP ngày 01/9/2015...
15:22 - 09/07/2025
76 lượt xem

Loại thời tiết 'đáng chán' nhưng giúp bạn tăng mức độ hạnh phúc

Một nghiên cứu khoa học chứng minh loại thời tiết có thể giúp chúng ta tăng mức độ hạnh phúc, cải thiện khả năng tập trung và thậm chí ngủ ngon hơn.
14:46 - 09/07/2025
86 lượt xem

Nghiên cứu hiệu quả điều trị bệnh từ cây vông nem

Việt Nam hiện có khoảng 7 triệu người mắc tiểu đường, trong đó có khoảng 55% số người bệnh đã bị biến chứng. Đáng chú ý, số người bị bệnh này đang gia...
12:50 - 09/07/2025
130 lượt xem

Các dấu hiệu sức khỏe dễ bị nhầm lẫn với bệnh tiểu đường loại 2

Bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến mọi bộ phận của cơ thể, gây ra các triệu chứng dễ nhầm lẫn với các bệnh khác.
09:44 - 09/07/2025
231 lượt xem

Bộ Y tế và JICA khởi động dự án khám chữa bệnh từ xa

Ngày 8/7, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tổ chức Lễ khởi động Dự án “Tăng cường Hệ thống phát triển năng lực cho...
07:50 - 09/07/2025
262 lượt xem