190
/
53137
Chàng trai trẻ hôn mê, suy gan vì dùng thuốc hạ sốt liên tục
chang-trai-tre-hon-me-suy-gan-vi-dung-thuoc-ha-sot-lien-tuc
news

Chàng trai trẻ hôn mê, suy gan vì dùng thuốc hạ sốt liên tục

Thứ 2, 11/09/2017 | 15:09:41
885 lượt xem

Bị sốt không rõ nguyên nhân, tái diễn sốt liên tục, chàng trai trẻ sinh năm 1995 (Sơn La) dùng đến 19 viên hạ sốt Paracetamol 500mg trong hai ngày. Hiện bệnh nhân đang trong tình trạng hôn mê, viêm gan, có dấu hiệu suy gan vì ngộ độc quá liều paracetamol.

BS Nguyễn Trung Nguyên, Phụ trách Trung tâm chống độc (BV Bạch Mai) Hà Nội cho biết, bệnh nhân 22 tuổi được đưa vào viện hôm 6/9, trong tình trạng hôn mê, viêm gan rất nặng vì ngộ độc quá liều paracetamol trên nền bệnh nhân có viêm gan từ trước.

Vì sốt cao liên tục, bệnh nhân dùng tới 19 viên hạ sốt trong vòng 2 ngày (gấp hơn 2 lần liều khuyến cáo) nên bị hôn mê, suy gan. Ảnh: T.A

Vì sốt cao liên tục, bệnh nhân dùng tới 19 viên hạ sốt trong vòng 2 ngày (gấp hơn 2 lần liều khuyến cáo) nên bị hôn mê, suy gan. Ảnh: T.A

Người nhà bệnh nhân cho biết, trước thời điểm nhập viện 2 ngày, bệnh nhân sốt cao không rõ nguyên nhân nên mua thuốc hạ sốt về uống. Tuy nhiên sốt cao, tái sốt liên tục nên bệnh nhân không thể tuân thủ hướng dẫn dùng thuốc hạ sốt 4 – 6 tiếng mỗi lần. Tổng cộng trong 2 ngày, bệnh nhân uống đến 19 viên thuốc paracetamol 500mg để hạ sốt. Sau đó xuất hiện vàng da, mệt mỏi và được đưa vào viện.

Hiện các bác sĩ vẫn đang tích cực điều trị cho bệnh nhân, tiên lượng hôn mê gan rất nặng nề, trên nền bệnh nhân có tiền sử viêm gan B. Nguyên nhân dẫn đến bệnh nhân sốt cao có thể do nhiễm trùng.

Dễ quá liều paracetamol

Theo BS Nguyên, tình trạng ngộ độc paracetamol rất dễ gặp nếu người dân không để ý. Khác với ngộ độc do chủ định uống để tự tử, bệnh nhân được biết ngay, đưa đến viện sớm. Người bệnh ngộ độc paracetamol vì giảm đau, hạ sốt nhiều khi không biết, không nghĩ mình ngộ độc. Chỉ đến khi cơ thể mệt mỏi, vàng da, viêm gan rồi mới đến viện.

Rất nhiều nguy cơ ngộ độc paracetamol khi tự ý dùng thuốc. Nhiều loại thuốc giảm đau, hạ sốt chỉ khác nhau về tên thuốc, còn hoạt chất là giống nhau. Nhiều người không để ý, vừa uống hạ sốt lại uống giảm đau sẽ làm tăng liều nạp vào cơ thể. Ngoài ra hay gặp nhất là do sốt cao tái diễn liên tiếp, dùng thuốc hạ sốt liên tục.

Khi ngộ độc paracetamol, nồng độ paracetamol trong máu quá cao, vượt quá khả năng khử độc của gan, khi ấy, chất độc tích lũy lại gây hoại tử tế bào gan. Tình trạng hoại tử lan rộng sẽ dẫn đến suy gan cấp, đến thận gây suy thận, thậm chí thấm vào não khiến trẻ bị hôn mê…

Có thể bị ngộ độc paracetamol rất nhanh, chỉ sau vài giờ uống thuốc. Triệu chứng thường gặp là chán ăn, buồn nôn, vã mồ hôi, khó chịu, có thể đau hạ sườn phải. Sau 1, 2 ngày, có dấu hiệu vàng da, vàng mắt, tiểu sậm màu. Trong trường hợp nặng bệnh nhân kích động, mê sảng, suy hô hấp và có thể tử vong do suy đa tạng (thận, gan).

Các bác sĩ sẽ làm các xét nghiệm máu đo nồng độ thuốc để đánh mức độ ngộ độc, đánh giá tổn thương gan… Khi xác định tình trạng ngộ độc Paracetamol, bác sĩ sẽ nhanh chóng tiến hành rửa ruột và cho uống các loại thuốc giải độc cần thiết khác.

Không được phép quá 6 viên/ngày

BS Nguyên cho biết, paracetamol là loại thuốc hạ sốt khá lành. Tuy nhiên nếu dùng nhiều, quá liều sẽ có nguy cơ ngộ độc như trên. Vì thế, việc tuân thủ liều lượng của thuốc rất quan trọng.

“Với người lớn khỏe mạnh không nên quá 3g/ngày, tức là không quá 6 viên (500mg) một ngày nhưng liều này là hãn hữu không khuyến khích. Bởi với liều 3g/ngày sẽ có nguy cơ không chỉ với những người có thể trạng gầy yếu, viêm gan mà nguy cơ ngộ độc xảy ra ngay cả với người khỏe mạnh, không có tiền sử viêm gan. An toàn nhất là 4 viên trở lại/ngày”, BS Nguyên nói.

Với bệnh nhân trẻ em thường tình theo mg/kg cân nặng. Theo đó, nếu bệnh nhân sốt cao, từ 38,5oC trở lên có thể dùng paracetamol nhưng không được dùng quá 15mg/kg cân nặng/lần và chỉ dùng tối đa 4 lần/ngày, mỗi lần cách nhau 4 - 6 tiếng.

Còn trong trường hợp đã dùng thuốc hạ sốt vẫn tái diễn sốt liên tục, cần áp dụng thêm các biện pháp như chườm ấm, uống nhiều nước. Trong trường hợp uống thuốc mà hạ sốt không hiệu quả, thì phải đưa đến viện để được tìm nguyên nhân gây sốt.

Theo Hồng Hải/Dân trí

  • Từ khóa

Mức hưởng bảo hiểm y tế trong quân đội áp dụng từ tháng 7/2025

Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư số 63/2025/TT-BQP ngày 01/7/2025 quy định, hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 70/2015/NĐ-CP ngày 01/9/2015...
15:22 - 09/07/2025
76 lượt xem

Loại thời tiết 'đáng chán' nhưng giúp bạn tăng mức độ hạnh phúc

Một nghiên cứu khoa học chứng minh loại thời tiết có thể giúp chúng ta tăng mức độ hạnh phúc, cải thiện khả năng tập trung và thậm chí ngủ ngon hơn.
14:46 - 09/07/2025
86 lượt xem

Nghiên cứu hiệu quả điều trị bệnh từ cây vông nem

Việt Nam hiện có khoảng 7 triệu người mắc tiểu đường, trong đó có khoảng 55% số người bệnh đã bị biến chứng. Đáng chú ý, số người bị bệnh này đang gia...
12:50 - 09/07/2025
130 lượt xem

Các dấu hiệu sức khỏe dễ bị nhầm lẫn với bệnh tiểu đường loại 2

Bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến mọi bộ phận của cơ thể, gây ra các triệu chứng dễ nhầm lẫn với các bệnh khác.
09:44 - 09/07/2025
231 lượt xem

Bộ Y tế và JICA khởi động dự án khám chữa bệnh từ xa

Ngày 8/7, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tổ chức Lễ khởi động Dự án “Tăng cường Hệ thống phát triển năng lực cho...
07:50 - 09/07/2025
262 lượt xem