213
/
152444
Cảm biến phân tích thành phần tá dược trong cơ thể
cam-bien-phan-tich-thanh-phan-ta-duoc-trong-co-the
news

Cảm biến phân tích thành phần tá dược trong cơ thể

Thứ 5, 24/08/2023 | 09:19:00
2,268 lượt xem

Chỉ với một cảm biến nhỏ có thể xác định lượng thuốc còn trong máu hoặc nước tiểu.

Hình ảnh của cảm biến đã chế tạo.

Chỉ với một cảm biến nhỏ có thể xác định lượng thuốc còn trong máu hoặc nước tiểu. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo an toàn cho bệnh nhân, nhất là với trẻ em.

Hiểu hơn về quá trình chuyển hóa thuốc

TS Vũ Thị Thu, Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội và công sự vừa phát triển thành công một số cảm biến điện hóa ứng dụng trong phân tích các hoạt chất thường dùng trong tá dược. Đề tài có tên “Phát triển cảm biến điện hóa trên cơ sở vật liệu lai của graphene định hướng ứng dụng trong phân tích vết dược phẩm gây ô nhiễm môi trường nước”.

TS Vũ Thị Thu cho biết, phân tích thành phần tá dược có vai trò quan trọng trong kiểm định chất lượng thuốc, tránh trường hợp một số nhà sản xuất có sử dụng bổ sung các hoạt chất không có hoặc quá mức theo qui định, đặc biệt đối với các sản phẩm không rõ nguồn gốc.

Phân tích lượng dược chất trong dịch cơ thể (máu, nước tiểu) giúp tìm hiểu về quá trình chuyển hóa của thuốc và đánh giá tác động của thuốc cũng như nguy cơ xuất hiện các phản ứng phụ.

“Đặc biệt với các thuốc độ phân giải hẹp, yêu cầu cao về định lượng, việc căn chỉnh lượng đưa vào cơ thể cũng như xác định lượng còn trong máu có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo an toàn cho bệnh nhân, nhất là với trẻ em”, TS Vũ Thị Thu cho biết.

Với các thuốc được sử dụng phổ biến trên diện rộng như thuốc giảm đau, kháng sinh, kháng viêm, khả năng xuất hiện vết lớn của các sản phẩm này trong môi trường nước đã được phát hiện gần đây; gây ảnh hưởng tiêu cực tới cân bằng hệ sinh thái môi trường nước và nguy hại tới các sinh vật thủy sinh.

Một vấn đề khác cũng đáng quan tâm là việc sử dụng các thành phần phụ gây kích ứng (ví dụ như gluten) ở hàm lượng cao có thể sẽ gây những hệ quả nghiêm trọng với một nhóm đối tượng bệnh nhân không nhỏ.

Chính vì thế, các nhóm đối tượng chất phân tích được lựa chọn trong nghiên cứu này là nhóm hoạt chất được sử dụng phổ biến gồm thuốc giảm đau (paracetamol, ibuprofen), kháng viêm (diclofenac), kháng sinh (amoxicillin, sulfamethoxazole).

TS Thu cho biết, cảm biến được thiết kế với một lớp vật liệu có độ dẫn tốt, tốc độ dịch chuyển điện tử cao và diện tích bề mặt hoạt động lớn nhằm tăng cường tín hiệu điện hóa ghi nhận được từ các phản ứng oxy hóa hay khử của dược chất. Các vật liệu thường được sử dụng gồm có hạt nano kim loại, oxide, polymer dẫn, khung cơ kim (MOFs) hay nano các bon (graphene, ống nano carbon).

Sẽ chế tạo cảm biến theo dõi điều trị ung thư

Qua quá trình nghiên cứu, nhóm đã thiết kế và chế tạo thành công một số màng vật liệu phù hợp phát triển cảm biến điện hóa ứng dụng trong phân tích các hoạt chất quan trọng thường dùng trong dược phẩm như paracetamol, metroxate, gliadin. Phương pháp chủ yếu ứng dụng chế tạo vật liệu được phát triển trên cơ sở các kĩ thuật điện hóa, đặc biệt là quét thế vòng.

Cảm biến đã chế tạo có kích thước nhỏ gọn, phù hợp phân tích hàm lượng hoạt chất trong dịch người (máu, nước tiểu), phân tích thành phần thuốc thành phẩm. Với các mẫu phân tích môi trường nước, cần có những thay đổi phù hợp trong cấu tạo của cảm biến cũng như phương thức xử lí mẫu để đạt hiệu quả phân tích tốt hơn.

Nhóm nghiên cứu đã phát triển mới các quy trình lắng đọng điện hóa ứng dụng trong chế tạo một số màng vật liệu quan trọng. Trong đó các qui trình lắng đọng vật liệu nano carbon và kim loại hay hình thành màng MIP có sự kế thừa từ các nghiên cứu trước đây của nhóm.

Đây là lần đầu tiên nhóm nghiên cứu tiếp cận sử dụng lắng đọng điện hóa tạo màng có cấu trúc khung cơ kim như Cu-BTC. Những màng vật liệu chuẩn bị bằng lắng đọng điện hóa đạt độ đồng nhất và bền cao, đồng thời có sự cải thiện đáng kể về tín hiệu điện hóa ghi nhận trên các màng này.

“Sự thành công trong nghiên cứu này mở ra cơ hội cho chúng tôi tiếp tục các nghiên cứu với các cấu trúc phức tạp khác có nhiều hứa hẹn ứng dụng trong cảm biến điện hóa”, TS Vũ Thị Thu nói.

Đề tài đã thành công trong việc phát triển cảm biến đối với không chỉ hoạt chất có tính redox tốt như paracetamol, hay khó bị oxy hóa như metroxate và không có tính redox như gliadin. Sự linh hoạt trong thiết kế cấu hình cảm biến để phù hợp với đối tượng đo là vô cùng cần thiết.

Định hướng của nhóm nghiên cứu là phát triển các cảm biến hỗ trợ theo dõi hiệu quả quá trình điều trị bệnh nhân ung thư và các cảm biến theo dõi hiệu quả quá trình điều trị sử dụng các thuốc dải hẹp ở đối tượng bệnh nhân yếu thế.

Theo Nhật Phong/ GD&TĐ

https://giaoducthoidai.vn/cam-bien-phan-tich-thanh-phan-ta-duoc-trong-co-the-post651459.html

  • Từ khóa

Điện thoại Nokia tiếp tục hồi sinh?

Trong một diễn biến bất ngờ, Nokia xác nhận công ty đang tìm kiếm một đối tác mới trong lĩnh vực sản xuất điện thoại di động.
06:52 - 23/07/2025
35 lượt xem

Theo dõi bão số 3 (Wipha) dễ dàng hơn nhờ các nền tảng số hiện đại

Người dùng hiện có thể theo dõi bão số 3 (Wipha) theo thời gian thực bằng loạt nền tảng số, thay vì chỉ dựa vào bản tin truyền thống như trước đây.
15:43 - 22/07/2025
722 lượt xem

Việt Nam gây ấn tượng trên bản đồ trí tuệ nhân tạo toàn cầu

Việt Nam ghi dấu ấn nổi bật nhờ một bộ phận người dân tự tin sử dụng công nghệ mới. Việt Nam còn vượt qua nhiều quốc gia phát triển về mức độ quan tâm và...
15:15 - 22/07/2025
433 lượt xem

Google bất ngờ xóa tính năng quan trọng của Google Maps trên Android

Google Maps lặng lẽ xóa tính năng điều khiển nhạc, người dùng Android bất ngờ.
11:12 - 22/07/2025
499 lượt xem

Những ứng dụng và trang dự báo thời tiết cần 'bỏ túi' để theo dõi

Với diễn biến ngày càng khó lường của thiên tai, các thông tin dự báo thời tiết ngày càng được người dân quan tâm theo dõi. Nhưng trang nào đáng tin cậy,...
09:46 - 22/07/2025
610 lượt xem