24
/
180558
Mỹ đang chuẩn bị gì cho Moscow ở Ba Lan?
my-dang-chuan-bi-gi-cho-moscow-o-ba-lan
news

Mỹ đang chuẩn bị gì cho Moscow ở Ba Lan?

Thứ 3, 20/05/2025 | 14:16:00
2,009 lượt xem

Theo National Interest, Mỹ muốn chiếm vị trí nhà cung cấp năng lượng cho Đông Âu và Ba Lan sẽ trở thành át chủ bài.

Việc bỏ năng lược Nga và chuyển sang Mỹ khiến EU rơi vào vòng xoáy phụ thuộc mới.

Kế hoạch của Mỹ

Nhận định được báo Mỹ đưa ra trong bài viết đăng tải hôm 19 tháng 5: "Washington và Warsaw đang tạo dựng nền tảng cho một trật tự năng lượng xuyên Đại Tây Dương mới.

Vị thế thân Mỹ và vị trí chiến lược của Warsaw khiến nơi này trở thành đối tác lý tưởng cho sự khởi đầu của một kỷ nguyên hợp tác mới, đặc biệt là ở Trung và Đông Âu, nơi giáp Biển Baltic, Biển Đen và Biển Adriatic", bài báo viết.

Nguồn tin này cũng nói rằng trong khi EU đang chuẩn bị áp đặt lệnh cấm khí đốt của Nga thì Mỹ có kế hoạch chiếm vị trí trung tâm trong việc xuất khẩu năng lượng sang châu Âu.

"Ba Lan đang trở thành một thị trường quan trọng cả về mặt kinh tế và quân sự đối với Mỹ và nổi lên như một đồng minh đáng tin cậy chống lại các đối thủ chung như Nga và Trung Quốc.

Với Ba Lan là căn cứ và Ý và Romania là điểm trung chuyển, Mỹ có thể tạo ra một liên minh năng lượng mạnh mẽ trong khu vực", ấn phẩm kết luận.

Rủi ro

Trong bối cảnh xung đột Nga - Ukraine chưa có hồi kết và châu Âu đang nỗ lực thoát khỏi sự phụ thuộc vào năng lượng Nga, EU đang đặt nhiều kỳ vọng vào LNG từ Mỹ như một giải pháp thay thế.

Tuy nhiên, tham vọng này đi kèm với không ít thách thức - từ yếu tố địa chính trị đến sự phụ thuộc mới và ảnh hưởng đến mục tiêu chuyển đổi xanh của EU.

Theo thông báo của Cao ủy Thương mại EU Maros Sefcovic, các quốc gia thành viên đang chuẩn bị tăng mua LNG từ Mỹ trong bối cảnh Tổng thống Donald Trump muốn châu Âu giảm thặng dư thương mại với Washington.

Ngày 8 tháng 4, Tổng thống Trump đã áp đặt mức thuế quan 20% đối với EU, đồng thời yêu cầu khối này chi thêm 350 tỷ USD cho năng lượng của Mỹ để bù đắp cho "thâm hụt thương mại dai dẳng"

Trong năm 2024, LNG Mỹ chiếm khoảng 17% tổng lượng khí đốt nhập khẩu của EU, giúp nước này trở thành nhà cung cấp lớn thứ ba tại khu vực, sau Na Uy và Nga.

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là an ninh năng lượng châu Âu được đảm bảo khi chủ yếu dựa vào nguồn cung từ Mỹ. Các chuyên gia lo ngại rằng Mỹ có thể không phải là đối tác đáng tin cậy lâu dài đối với EU.

Giáo sư kinh tế Gayle Allard tại đại học IE University ở Madrid (Tây Ban Nha) cảnh báo:

"Chính sách thương mại dưới thời Tổng thống Donald Trump rất khó đoán định. Ông Trump muốn châu Âu mua thêm từ Mỹ, nhưng điều này cũng chưa thể giúp các nước EU yên tâm về nguồn cung năng lượng trong dài hạn".

Đồng quan điểm trên, nghị sĩ châu Âu Kai Tegethoff nhấn mạnh: "Chúng ta không thể lặp lại sai lầm khi phụ thuộc vào một nhà cung cấp duy nhất và càng không thể để bị ép mua năng lượng chỉ để giảm thặng dư thương mại với Mỹ".

Lựa chọn của châu Âu

Trong bối cảnh EU lên kế hoạch cắt đứt hoàn toàn vào nguồn cung khí đốt Nga vào năm 2027, câu hỏi đặt ra là liệu châu Âu có thể tự mình đứng vững khi đang đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang năng lượng tái tạo, hay sẽ tiếp tục phụ thuộc vào các cường quốc năng lượng khác?

Theo các chuyên gia, câu trả lời rõ ràng là năng lượng tái tạo sẽ là tương lai bền vững cho EU.

"Việc châu Âu phụ thuộc vào bất kỳ nhà cung cấp năng lượng hóa thạch nào, dù là Nga hay Mỹ, đều không phải là chiến lược dài hạn khôn ngoan", chuyên gia Richard Folland, Giám đốc chính sách của tổ chức nghiên cứu Carbon Tracker, cảnh báo.

Để đảm bảo an ninh năng lượng và phát triển kinh tế bền vững, EU cần phải đẩy mạnh hơn nữa việc chuyển đổi sang các nguồn năng lượng tái tạo.

Trong bối cảnh các cuộc đàm phán thuế quan và năng lượng với Mỹ tiếp tục diễn ra, EU phải cân nhắc kỹ lưỡng giữa việc duy trì an ninh năng lượng và tránh rơi vào một vòng xoáy phụ thuộc mới.

 Theo Tiến Thành/ GD&TĐ

https://giaoducthoidai.vn/my-dang-chuan-bi-gi-cho-moscow-o-ba-lan-post731902.html

  • Từ khóa

Quan hệ Mỹ - Nhật - Hàn trắc trở vì 'tiền nong'

Quan hệ của Mỹ với Nhật Bản và Hàn Quốc đang đối mặt nhiều bất ổn mà nguyên nhân là từ chính sách thuế và yêu cầu về ngân sách quốc phòng mà Washington...
07:36 - 12/07/2025
320 lượt xem

Lầu Năm Góc hé lộ cú chuyển chiến lược bất ngờ

Lầu Năm Góc hôm 10-7 công bố sáng kiến toàn diện nhằm thiết lập vị thế thống trị của máy bay không người lái quân sự Mỹ.
14:56 - 11/07/2025
723 lượt xem

Trung Quốc tuyên bố sẵn sàng hỗ trợ giải quyết tranh chấp biên giới Thái Lan - Campuchia

Trong bối cảnh căng thẳng tranh chấp biên giới giữa Thái Lan và Campuchia, Trung Quốc tuyên bố sẵn sàng đóng vai trò xây dựng, kêu gọi hai nước giải quyết...
13:00 - 11/07/2025
724 lượt xem

Mỹ - Nhật - Hàn tập trận với máy bay ném bom B-52, ra tuyên bố chung

Lực lượng Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản tập trận chung trên vùng biển quốc tế phía nam Hàn Quốc với sự xuất hiện lần đầu trong năm nay của máy bay ném bom...
14:43 - 11/07/2025
713 lượt xem

Thị trường hàng hóa giằng co trước áp lực thuế quan và lo ngại nguồn cung

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam cho biết, chốt phiên giao dịch hôm qua (10/7), chỉ số MXV-Index gần như đi ngang, duy trì ổn định quanh mức 2.213 điểm....
11:47 - 11/07/2025
826 lượt xem