24
/
55459
Thái tử đứng sau lệnh bắt hàng loạt hoàng tử và tỷ phú Arab Saudi
thai-tu-dung-sau-lenh-bat-hang-loat-hoang-tu-va-ty-phu-arab-saudi
news

Thái tử đứng sau lệnh bắt hàng loạt hoàng tử và tỷ phú Arab Saudi

Thứ 6, 24/11/2017 | 15:34:23
792 lượt xem

Thái tử Mohammed bin Salman được cho là đang củng cố quyền lực với chiến dịch chống tham nhũng nhằm vào nhiều hoàng tử và tỷ phú.

Thái tử Arab Saudi Mohammed bin Salman. Ảnh: dailyarabnews.

Hai tuần trước, Thái tử Arab Saudi Mohammed bin Salman (thường gọi tắt là MBS), 32 tuổi, đã ra lệnh bắt hơn 200 doanh nhân, hoàng tử và cả các bộ trưởng với cáo buộc tham nhũng.

Những người này bị giam tại khách sạn sang trọng Ritz Carlton và Marriott ở Riyadh. Trong số đó có hai anh em họ nổi bật nhất của ông MBS là Hoàng tử Miteb bin Abdullah, người đã điều hành lực lượng Vệ binh Quốc gia cho đến đầu tháng này, và Hoàng tử Alwaleed bin Talal, một trong những tỷ phú nổi tiếng nhất của Arab Saudi. Khoảng 1.700 tài khoản ngân hàng cá nhân đã bị đóng băng.

Giới phân tích cho rằng đây là động thái loại bỏ các đối thủ chính trị để dọn đường trước khi Thái tử MBS lên ngôi. Colin Kahl, giáo sư tại Đại học Georgetown nhận xét: "Đây có vẻ là bước cuối cùng để củng cố quyền lực của ông MBS bằng cách loại bỏ các đối thủ tiềm tàng".

Thái tử MBS cố gắng sử dụng việc chống tham nhũng để tăng cường uy tín với đối với người dân Arab Saudi, Jason Tuvey, chuyên gia kinh tế Trung Đông tại Capital Economics, nhận xét.

Reuters đưa tin chính quyền Arab Saudi đã thỏa thuận với những người bị bắt giữ, yêu cầu họ bàn giao tài sản và tiền mặt để đổi lấy sự tự do. "Thái tử MBS có thể nhận ra rằng ông ấy đang đi quá xa và động chạm nhiều người. Vì vậy, ông ấy cố gắng tìm cách để những người này không phải ở tù mãi mãi và có thể tiếp tục hoạt động kinh doanh như trước đây".

Mohammed bin Salman được chọn làm thái tử hồi tháng 6. Ông là con của Vua Salman, 81 tuổi. Thái tử hiện giữ các vị trí Bộ trưởng Quốc phòng, Phó thủ tướng, Chủ tịch Hội đồng Kinh tế Tối cao, người đứng đầu hội đồng giám sát tập đoàn dầu Saudi Aramco, người đứng đầu Quỹ Đầu tư Công và là thành viên then chốt của Hội đồng Chính trị và An ninh.

"MBS và bố ông ấy là những lãnh đạo quyền lực nhất từ trước đến nay ở Arab Saudi", Bernard Haykel, chuyên gia thuộc Đại học Princeton, nói.

Đối đầu với Iran

Không lâu sau khi ông Salman trở thành Quốc vương Arab Saudi vào tháng 1/2015, ông MBS được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Quốc phòng khi chỉ mới 29 tuổi. Hai tháng sau đó, bộ trưởng quốc phòng trẻ tuổi đã đưa lực lượng Arab Saudi vào cuộc chiến tại Yemen, nhằm chống lại ảnh hưởng của Iran trong khu vực.

Arab Saudi và Iran, hai quốc gia do người dòng Sunni và Shiite lãnh đạo tại Trung Đông, ở trong thế đối đầu với nhau. Ở Yemen, Houthis, phiến quân dòng Shiite đến từ miền bắc lật đổ chính quyền dòng Sunni khiến liên minh do Arab Saudi dẫn đầu phải can thiệp.

Trong cuộc phỏng vấn trên truyền hình hồi tháng 5, MBS bác bỏ khả năng đối thoại với các quan chức Iran, nói rằng mục tiêu của Iran là "kiểm soát thế giới Hồi giáo" và truyền bá dòng Shiite.

Giờ đây, 6 tháng sau cuộc phỏng vấn đó, căng thẳng giữa Arab và Iran thậm chí còn cao hơn vì khủng hoảng liên quan đến Lebanon.

Cách đây hai tuần, Thủ tướng dòng Hồi giáo Sunni của Lebanon, Saad Hariri, đã đến Arab Saudi và sau đó tuyên bố từ chức trên truyền hình Arab Saudi.

Ông Hariri cáo buộc Iran can thiệp vào "công việc nội bộ của các nước Arab". Ông Hariri, người vừa là công dân Lebanon, vừa là công dân Arab Saudi, từ lâu đã là một nhà lãnh đạo yếu thế trong một chính phủ Lebanon bị kiểm soát một phần bởi Hezbollah, nhóm chiến binh dòng Shiite được Iran hậu thuẫn. Ngay sau khi ông từ chức, một qua tên lửa đã bay qua biên giới Arab Saudi từ Yemen.

Cũng với vai trò bộ trưởng quốc phòng, MBS đã ký kết hợp đồng trị giá nhiều tỷ USD với Mỹ. Từ tháng một, ông đã trở nên gần gũi với chính quyền Trump, đặc biệt là với con rể và cố vấn thân tín của ông Trump, Jared Kushner.

Phân bổ dòng Hồi giáo Sunni (xanh) và Shiite hay Shia (đỏ) ở Trung Đông. Đồ họa: Independent

Kể từ khi Tổng thống Trump nhậm chức, ông đã thể hiện rằng ông ủng hộ một khu vực Trung Đông do Arab Saudi lãnh đạo, đồng thời có quan điểm cứng rắn với Iran, sau khi Tổng thống Obama dành nhiều năm để cố gắng bình thường hóa quan hệ với Tehran thông qua thỏa thuận hạt nhân năm 2015.

Những người chỉ trích gọi ông MBS là người liều lĩnh còn những người ủng hộ gọi ông là nhà lãnh đạo trẻ táo bạo. Phong cách của ông có sức hấp dẫn với giới trẻ. 

"Chúng ta đang bước vào một kỷ nguyên mới, đang có nhiều sự thay đổi. Đất nước đang đi đúng hướng", Abdulaziz Albassam, 28 tuổi, người tốt nghiệp Đại học Harvard và đang điều hành một quỹ tài trợ dự án khởi nghiệp nói.

Theo Phương Vũ/VnExpress

  • Từ khóa

Anh - Pháp sẽ phối hợp răn đe hạt nhân trong khủng hoảng

Anh và Pháp tuyên bố các lực lượng răn đe hạt nhân của hai nước, dù độc lập nhưng có thể được phối hợp và sẽ cùng phản ứng trước bất kỳ "mối đe dọa nghiêm...
13:29 - 10/07/2025
10 lượt xem

Cựu Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol lại bị bắt tạm giam

Cựu Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol một lần nữa bị bắt giam liên quan cuộc điều tra về vụ ban bố thiết quân luật hồi năm ngoái.
08:40 - 10/07/2025
139 lượt xem

Ông Trump công bố thêm 'thư áp thuế' từ 20-30% với 6 nước

Ông Trump công bố sẽ áp thuế từ 20% đến 30% với 6 nước từ ngày 1-8, kéo dài danh sách 14 quốc gia đã nhận được thư trước đó.
06:30 - 10/07/2025
126 lượt xem

Ông Trump gửi thư cho Thủ tướng Campuchia Hun Manet

Tổng thống Trump đề xuất các công ty Campuchia có thể tránh mức thuế quan 36% bằng cách chuyển hoạt động sản xuất hoặc đầu tư sang Mỹ.
14:51 - 09/07/2025
223 lượt xem

Hàn Quốc phải trả 10 tỉ USD để Mỹ bảo vệ quân sự?

Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng Hàn Quốc cần phải trả thêm tiền để đổi lấy Mỹ bảo vệ quân sự, một ngày sau khi thông báo kế hoạch áp thuế nhập khẩu...
11:13 - 09/07/2025
306 lượt xem