4
/
117488
Hàng chục quốc gia nợ Trung Quốc 385 tỷ USD vì "Vành đai và Con đường"?
hang-chuc-quoc-gia-no-trung-quoc-385-ty-usd-vi-vanh-dai-va-con-duong
news

Hàng chục quốc gia nợ Trung Quốc 385 tỷ USD vì "Vành đai và Con đường"?

Thứ 6, 01/10/2021 | 12:28:53
644 lượt xem

Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc có thể đã khiến hàng chục quốc gia thu nhập thấp và trung bình nợ Bắc Kinh một khoản chưa công bố trị giá 385 tỷ USD.

Con số này vừa được Trung tâm nghiên cứu phát triển quốc tế AidData, thuộc Đại học William & Mary tại Virginia (Mỹ), đưa ra trong một nghiên cứu mới nhất về "dự án thế kỷ" này của Trung Quốc. 

Hàng chục quốc gia nợ Trung Quốc 385 tỷ USD vì Vành đai và Con đường? - 1

42 quốc gia hiện đang có mức nợ công với Trung Quốc vượt quá 10% GDP của họ. Trong ảnh là một dự án đường sắt ở Kenya được xây dựng theo sáng kiến BRI (Ảnh: Bloomberg/Getty).

AidData đã phân tích 13.427 dự án phát triển của Trung Quốc có tổng trị giá 843 tỷ USD trên 165 quốc gia trong thời gian 18 năm tính đến cuối năm 2017.

Vành đai và Con đường (BRI) là sáng kiến chính sách hàng đầu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Sáng kiến này được ra mắt vào năm 2013 để đầu tư vào gần 70 quốc gia và tổ chức quốc tế nhằm đưa Trung Quốc lên vị trị thống trị toàn cầu trong lĩnh vực tài chính phát triển quốc tế. Trong 2 thập kỷ qua, Trung Quốc đã cung cấp khoản tài chính kỷ lục cho các nước phát triển, ở cả khu vực công lẫn tư nhân.

Theo báo cáo của AidData, chi cho phát triển quốc tế của Trung Quốc hiện ít nhất là gấp đôi so với Mỹ và các cường quốc kinh tế khác, ở mức mỗi năm khoảng 85 tỷ USD.

Tuy nhiên, các khoản chi này thường dưới dạng nợ hơn là viện trợ và sự mất cân đối này đã tăng nhanh trong thời gian gần đây. Báo cáo cho thấy, kể từ khi ra mắt Sáng kiến BRI, Trung Quốc đã cấp 31 khoản vay trên mỗi một khoản tài trợ.

Dẫu vậy, lâu nay Trung Quốc vẫn phủ nhận việc đẩy các quốc gia đang phát triển vào cái gọi là "bẫy nợ", mở đường cho Bắc Kinh thâu tóm các tài sản thế chấp cho các khoản nợ như các cảng biển, mỏ tài nguyên…

Tuy nhiên, những lo ngại đã được đưa ra kể từ khi thành lập BRI là khả năng cho vay có thể cao hơn so với báo cáo chính thức ở nhiều quốc gia thu nhập thấp và trung bình. AidData ước tính rằng các khoản nợ không được báo cáo có thể khoảng 385 tỷ USD.

Các nhà nghiên cứu cho biết, trong thời kỳ trước khi có BRI, phần lớn khoản cho vay ở nước ngoài của Trung Quốc là hướng đến những người đi vay có chủ quyền, tức các tổ chức chính phủ trung ương.

Tuy nhiên, một sự thay đổi lớn đã diễn ra kể từ thời điểm sáng kiến ra mắt, đó là gần 70% khoản cho vay ở nước ngoài hiện nay được hướng đến các doanh nghiệp nhà nước, các ngân hàng quốc doanh, các phương tiện chuyên dụng, liên doanh và các tổ chức tư nhân", báo cáo cho biết.

Các khoản nợ này thường không hiển thị trên bảng cân đối kế toán của các quốc gia nhưng nhiều khoản được chính phủ đó bảo lãnh. Điều đó làm mờ ranh giới giữa nợ công và nợ tư. Những bảo lãnh này có thể rõ ràng hoặc ngầm, trong đó áp lực công chúng hoặc chính trị có thể khiến chính phủ phải cứu trợ nếu công ty đó gặp khó khăn về tài chính.

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nghĩa vụ nợ của các quốc gia này đối với Trung Quốc lớn hơn đáng kể so với ước tính của các tổ chức nghiên cứu quốc tế, cơ quan xếp hạng tín dụng hay các tổ chức quốc tế. Báo cáo cho rằng, 42 quốc gia hiện đang có mức nợ công với Trung Quốc vượt quá 10% GDP của họ.

Theo báo cáo, những khoản nợ này không được báo cáo lên Hệ thống Báo cáo Nợ của Ngân hàng Thế giới (DRS). Bởi trong nhiều trường hợp, các tổ chức chính phủ trung ương ở các quốc gia này không phải là những người đi vay chịu trách nhiệm trả nợ chính.

"Chúng tôi ước tính rằng các chính phủ đang báo cáo thiếu các nghĩa vụ trả nợ thực tế và tiềm năng cho Trung Quốc ở mức trung bình tương đương 5,8% GDP", báo cáo cho hay.

Tổng số nợ chưa được báo cáo này lên khoảng 385 tỷ USD. AidData cho rằng việc quản lý những khoản nợ tiềm ẩn này đang trở thành một thách thức lớn đối với nhiều quốc gia bị ảnh hưởng.

Theo Nhật Linh/ Dân Trí

https://dantri.com.vn/kinh-doanh/hang-chuc-quoc-gia-no-trung-quoc-385-ty-usd-vi-vanh-dai-va-con-duong-20211001082814443.htm

  • Từ khóa

Giải pháp đột phá cho kinh tế nhà nước

(Chinhphu.vn) - Hiến pháp năm 2013 khẳng định: "Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo." Đây là một nguyên lý nền tảng, thể hiện vai trò đặc biệt của khu...
12:04 - 27/07/2025
306 lượt xem

Thịt heo rớt giá, sức mua vẫn giảm vì dịch tả châu Phi

Giá heo hơi miền Nam tiếp tục giảm, hiện chỉ dao động từ 60.000 - 62.000 đồng/kg. Mức giá này giảm 10.000 đồng so với bình quân của hai tháng trước và...
17:35 - 26/07/2025
784 lượt xem

Giá vàng hôm nay, 26-7: Chưa dừng đà lao dốc

(NLĐO) – Giá vàng hôm nay tiếp tục giảm khi đồng USD tăng giá mạnh, nhà đầu tư ồ ạt chốt lời trong bối cảnh chính sách tiền tệ Mỹ tạo áp lực lên thị...
07:25 - 26/07/2025
1,033 lượt xem

Đua nhau đổi xe máy xăng lấy xe điện, các hãng đem xe xăng đi đâu?

Nhiều người thắc mắc sau khi bên thu xe máy xăng với số lượng khá lớn, các hãng sẽ mang số xe này đi đâu?
16:31 - 25/07/2025
1,446 lượt xem

Thủ tướng chỉ đạo ‘mở đường’ cho thanh long, hồ tiêu vào châu Âu

Văn phòng Chính phủ vừa có công văn gửi Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Tài nguyên, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xử lý thông tin,...
13:08 - 25/07/2025
1,448 lượt xem