4
/
180823
Cho vay online: Thí điểm thế nào cho hiệu quả, tránh tranh cãi khi đòi nợ?
cho-vay-online-thi-diem-the-nao-cho-hieu-qua-tranh-tranh-cai-khi-doi-no
news

Cho vay online: Thí điểm thế nào cho hiệu quả, tránh tranh cãi khi đòi nợ?

Thứ 2, 26/05/2025 | 15:43:00
1,966 lượt xem

Hoạt động thu hồi nợ trong mô hình cho vay online còn nhiều tranh cãi, tiềm ẩn rủi ro liên quan thu thập dữ liệu, thông tin khách hàng…

Từ ngày 1-7 tới, Nghị định 94/2025/NĐ-CP về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng (sandbox), trong đó có hoạt động cho vay ngang hàng (P2P Lending), sẽ chính thức có hiệu lực. Đây được xem là cột mốc quan trọng trong hành trình đưa hoạt động cho vay online vào khuôn khổ pháp lý tại Việt Nam.

Sau bài phản ánh của Báo Người Lao Động về nhu cầu cấp thiết cần kiểm soát lĩnh vực cho vay online theo Nghị định 94, phóng viên tiếp tục ghi nhận ý kiến từ chuyên gia quốc tế nhằm tìm giải pháp triển khai mô hình P2P Lending có hiệu quả.

Ông Heng Lee, Trưởng bộ phận Quan hệ Chính phủ và Chính sách công khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Tập đoàn bảo mật Kaspersky, nhận định việc đưa mô hình cho vay ngang hàng vào khuôn khổ thử nghiệm sẽ giúp mở rộng khả năng tiếp cận vốn cho người dân. Những cá nhân chưa có lịch sử tín dụng hoặc khó tiếp cận nguồn vay từ ngân hàng truyền thống sẽ có thêm cơ hội tiếp cận tài chính, góp phần thúc đẩy tài chính toàn diện.

Cho vay online xuất hiện ở Việt Nam từ năm 2018 - 2019, sau đó bùng nổ trong giai đoạn đại dịch COVID-19. Hàng loạt app (ứng dụng) cho vay đơn giản đã ra đời với lãi suất cao chót vót, gây ra nhiều hệ lụy.

Theo ông Hang Lee, thị trường cho vay ngang hàng tại Việt Nam bắt đầu manh nha từ giai đoạn 2018 - 2019 và bùng nổ mạnh mẽ trong đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển nhanh chóng là hàng loạt hệ lụy khi nhiều ứng dụng cho vay với thủ tục đơn giản nhưng lãi suất "cắt cổ" xuất hiện tràn lan. Không ít công ty không có đủ ngân sách đầu tư vào các bộ phận quan trọng như tài chính - kế toán, pháp lý hay an ninh mạng, dẫn đến những rủi ro nghiêm trọng cho người vay.

Do đó, Nghị định 94 ra đời là bước tiến đáng ghi nhận trong việc thiết lập hành lang pháp lý, mở đường cho các giải pháp công nghệ tài chính hiện đại, đặc biệt là hoạt động P2P Lending. Tuy nhiên, ông cũng cảnh báo về một số vấn đề đáng lo ngại trong mô hình này, nổi bật là hoạt động thu hồi nợ và việc xử lý dữ liệu người dùng.

Bởi, thực tế cho thấy nhiều nền tảng cho vay đang áp dụng các phương thức thu thập dữ liệu không chỉ từ người vay mà còn từ các mối quan hệ cá nhân của họ. Điều này làm gia tăng nguy cơ rò rỉ dữ liệu nhạy cảm, dẫn đến tình trạng quấy rối, xâm phạm quyền riêng tư và gây bức xúc trong dư luận. Giai đoạn thử nghiệm theo Nghị định 94 sẽ là cơ hội để Chính phủ đánh giá các rủi ro thực tế và xây dựng một khung pháp lý bền vững, phù hợp với tốc độ phát triển của mô hình tài chính số.

Dù cho phép người vay và người cho vay giao dịch trực tiếp thông qua nền tảng công nghệ, mô hình P2P Lending tại Việt Nam vẫn chưa được công nhận là tổ chức tài chính chính thức. Các công ty hoạt động trong lĩnh vực này vẫn vận hành theo một cơ chế riêng biệt, tách biệt với hệ thống ngân hàng truyền thống dù có sự giám sát từ Ngân hàng Nhà nước.

Từ góc độ doanh nghiệp, ông Trần Thế Vĩnh, Tổng giám đốc Tima – một trong những nền tảng đầu tiên tại Việt Nam hoạt động theo mô hình P2P Lending, cho rằng để mô hình này phát triển lành mạnh và không trở thành vỏ bọc cho tín dụng đen, cần tăng cường giám sát và siết chặt quản lý. 

Theo ông, các cơ quan chức năng cần xây dựng cơ chế kiểm tra thường xuyên, đặc biệt là về lãi suất, quy trình thẩm định tín dụng và bảo vệ thông tin cá nhân của người dùng.

Theo nhận định của các chuyên gia và doanh nghiệp, lần đầu tiên Việt Nam có một khung pháp lý thử nghiệm cho hoạt động cho vay ngang hàng sẽ tạo nền tảng quan trọng để các doanh nghiệp yên tâm đầu tư, triển khai sản phẩm trong vùng an toàn pháp lý, đồng thời góp phần lành mạnh hóa thị trường tài chính tiêu dùng đang phát triển nhanh chóng.

Cho vay online xuất hiện ở Việt Nam từ năm 2018 - 2019, sau đó bùng nổ trong giai đoạn đại dịch COVID-19. Hàng loạt app (ứng dụng) cho vay đơn giản đã ra đời với lãi suất cao chót vót, gây ra nhiều hệ lụy.

Theo ông Hang Lee, thị trường cho vay ngang hàng tại Việt Nam bắt đầu manh nha từ giai đoạn 2018 - 2019 và bùng nổ mạnh mẽ trong đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển nhanh chóng là hàng loạt hệ lụy khi nhiều ứng dụng cho vay với thủ tục đơn giản nhưng lãi suất "cắt cổ" xuất hiện tràn lan. Không ít công ty không có đủ ngân sách đầu tư vào các bộ phận quan trọng như tài chính - kế toán, pháp lý hay an ninh mạng, dẫn đến những rủi ro nghiêm trọng cho người vay.

Do đó, Nghị định 94 ra đời là bước tiến đáng ghi nhận trong việc thiết lập hành lang pháp lý, mở đường cho các giải pháp công nghệ tài chính hiện đại, đặc biệt là hoạt động P2P Lending. Tuy nhiên, ông cũng cảnh báo về một số vấn đề đáng lo ngại trong mô hình này, nổi bật là hoạt động thu hồi nợ và việc xử lý dữ liệu người dùng.

Bởi, thực tế cho thấy nhiều nền tảng cho vay đang áp dụng các phương thức thu thập dữ liệu không chỉ từ người vay mà còn từ các mối quan hệ cá nhân của họ. Điều này làm gia tăng nguy cơ rò rỉ dữ liệu nhạy cảm, dẫn đến tình trạng quấy rối, xâm phạm quyền riêng tư và gây bức xúc trong dư luận. Giai đoạn thử nghiệm theo Nghị định 94 sẽ là cơ hội để Chính phủ đánh giá các rủi ro thực tế và xây dựng một khung pháp lý bền vững, phù hợp với tốc độ phát triển của mô hình tài chính số.

Dù cho phép người vay và người cho vay giao dịch trực tiếp thông qua nền tảng công nghệ, mô hình P2P Lending tại Việt Nam vẫn chưa được công nhận là tổ chức tài chính chính thức. Các công ty hoạt động trong lĩnh vực này vẫn vận hành theo một cơ chế riêng biệt, tách biệt với hệ thống ngân hàng truyền thống dù có sự giám sát từ Ngân hàng Nhà nước.

Từ góc độ doanh nghiệp, ông Trần Thế Vĩnh, Tổng giám đốc Tima – một trong những nền tảng đầu tiên tại Việt Nam hoạt động theo mô hình P2P Lending, cho rằng để mô hình này phát triển lành mạnh và không trở thành vỏ bọc cho tín dụng đen, cần tăng cường giám sát và siết chặt quản lý. 

Theo ông, các cơ quan chức năng cần xây dựng cơ chế kiểm tra thường xuyên, đặc biệt là về lãi suất, quy trình thẩm định tín dụng và bảo vệ thông tin cá nhân của người dùng.

Theo nhận định của các chuyên gia và doanh nghiệp, lần đầu tiên Việt Nam có một khung pháp lý thử nghiệm cho hoạt động cho vay ngang hàng sẽ tạo nền tảng quan trọng để các doanh nghiệp yên tâm đầu tư, triển khai sản phẩm trong vùng an toàn pháp lý, đồng thời góp phần lành mạnh hóa thị trường tài chính tiêu dùng đang phát triển nhanh chóng.

Theo Thái Phương/ NLĐ

https://nld.com.vn/cho-vay-online-thi-diem-the-nao-cho-hieu-qua-tranh-tranh-cai-khi-doi-no-196250526141655462.htm

  • Từ khóa

Thủ tướng yêu cầu đồng loạt khởi công giải phóng mặt bằng hai dự án đường sắt vào 19-8

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu đồng loạt tổ chức khởi công các dự án giải phóng mặt bằng cho đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam và tuyến đường sắt Lào Cai...
14:48 - 09/07/2025
199 lượt xem

Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt giảm

Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn giảm trở lại vào sáng nay khi giá vàng thế giới bất ngờ rớt khỏi mốc 3.000 USD/ounce.
11:04 - 09/07/2025
283 lượt xem

Giá đồng tăng kỷ lục sau đe dọa áp thuế 50% của ông Trump

Ngày 8-7, giá đồng đã tăng vọt lên mức cao kỷ lục sau khi ông Trump cho biết có kế hoạch áp thuế 50% đối với tất cả đồng nhập khẩu vào Mỹ.
10:11 - 09/07/2025
316 lượt xem

Cuộc đua giao đồ ăn: Ai đang giành miếng to nhất?

Không chỉ dẫn đầu trên toàn thị trường, đơn vị này còn thành công trong việc chinh phục thế hệ người dùng trẻ, đặc biệt là nhóm tuổi từ 16-24.
09:34 - 09/07/2025
321 lượt xem

Bỏ room tín dụng, tăng chủ động cho ngân hàng

Ngân hàng Nhà nước có lộ trình tiến tới dỡ bỏ room tín dụng nhưng cần chính sách phù hợp với điều kiện đặc thù của Việt Nam, vừa tăng cường tính chủ động...
08:41 - 09/07/2025
339 lượt xem