4
/
55841
Kéo dài bảo hộ mía đường, người dùng sẽ chịu thiệt
keo-dai-bao-ho-mia-duong-nguoi-dung-se-chiu-thiet
news

Kéo dài bảo hộ mía đường, người dùng sẽ chịu thiệt

Thứ 4, 06/12/2017 | 12:53:35
496 lượt xem

Hiệp hội Mía đường VN (VSSA) vừa kiến nghị Chính phủ lùi thời gian xóa bỏ hạn ngạch nhập khẩu đường đến năm 2022, thay vì sẽ thực hiện từ đầu năm 2018 như cam kết trong Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA).

Giá đường nội luôn ở mức cao hơn đường ngoại ẢNH: GIA KHIÊM

Nếu điều này tiếp tục kéo dài, người tiêu dùng VN sẽ thiệt thòi.

Theo cam kết đó, kể từ đầu năm 2018, VN sẽ xóa bỏ hạn ngạch nhập khẩu và thuế nhập khẩu đường tinh luyện trong khối ASEAN vào VN sẽ còn 0% thay vì mức 5% trong lượng hạn ngạch nhập khẩu hoặc thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch là 40% như hiện nay.

Điều này khiến các DN trong nước lo sợ đường các nước láng giềng tràn vào VN. Nhưng đối với người dùng, khi thuế nhập khẩu giảm, giá đường tại VN sẽ thấp hơn khoảng 2.500 đồng/kg so với hiện nay. Trong khi đó, dù không chịu chi phí vận chuyển từ nước ngoài vào, phí nhập khẩu... như đường ngoại nhưng giá đường nội địa luôn ở mức cao và người dùng đang phải mua với giá từ 22.000 - 27.000 đồng/kg, luôn cao hơn đường Thái Lan từ 2.000 - 5.000 đồng/kg.

Theo phân tích của các chuyên gia ngành mía đường, do năng suất mía của VN còn thấp khiến giá sản phẩm làm ra khá cao. Ví dụ về mặt kỹ thuật trồng trọt, 1 tấn mía của Brazil có giá thành chỉ 16 USD, Úc 18 - 20 USD, Thái Lan 30 USD nhưng của VN lên đến 50 USD.

Bên cạnh đó, công nghệ và thiết bị chế biến của nhiều nhà máy đường cũ kỹ nên cũng góp phần khiến giá thành sản xuất gia tăng. Thế nhưng điều này không thể bắt người dùng VN gánh chịu mãi. Bởi thời gian bảo hộ đã kéo dài hàng chục năm. Nếu tính từ khi Hiệp định ATIGA có hiệu lực cũng đã 7 năm trôi qua, nếu DN nào không nâng cao được sức cạnh tranh thì việc bị loại khỏi thị trường là điều tất yếu.

Tuy nhiên, với những DN có sự chuẩn bị thì thời điểm 2018 cũng sẽ không có nhiều bất ngờ. Ví dụ tại cuộc trao đổi với báo chí gần đây, ông Võ Thành Đàng, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần đường Quảng Ngãi, cho biết công ty này đã thay đổi toàn bộ công nghệ, nâng công suất Nhà máy đường An Khê lên 20.000 tấn mía/ngày, tự động hóa hầu như toàn bộ dây chuyền sản xuất và đầu tư gia tăng năng suất vùng mía trung bình đạt 73 tấn mía/ha... Do đó, chi phí sản xuất của công ty được tiết giảm, kéo giá thành thấp và Công ty đường Quảng Ngãi khẳng định đủ sức cạnh tranh với đường nhập khẩu từ các nước ASEAN.

Theo Mai Phương/ Thanh Niên

  • Từ khóa

Doanh nghiệp, ngân hàng nào sẽ được sản xuất vàng miếng?

Doanh nghiệp được xem xét cấp giấy phép sản xuất vàng miếng phải có vốn điều lệ từ 1.000 tỉ đồng trở lên; còn ngân hàng từ 50.000 tỉ đồng trở lên.
17:57 - 13/07/2025
64 lượt xem

App giao đồ ăn vào đường đua mới

Thị trường giao đồ ăn trực tuyến tại Việt Nam đang bước vào giai đoạn cạnh tranh mới, sau nhiều năm phát triển nóng nhờ dòng vốn ngoại và chiến lược "đốt...
10:14 - 13/07/2025
220 lượt xem

Bộ Công an đề nghị thanh tra doanh nghiệp kinh doanh vàng 3 năm/lần

Bộ Công an đề nghị xem xét, bổ sung quy định tối thiểu 3 năm hoặc 5 năm một lần, Ngân hàng Nhà nước chủ trì thanh tra thị trường vàng và các tổ chức có...
16:12 - 12/07/2025
692 lượt xem

Bảo hiểm nhân thọ hết cửa "tung hỏa mù"

Sản phẩm bảo hiểm nhân thọ không được bán kiểu "combo" như trước, giúp khách hàng ý thức rõ quyền lợi nào phải trả phí, quyền lợi nào có tính tích lũy
10:45 - 12/07/2025
808 lượt xem

Coca-Cola xây thêm nhà máy quy mô lớn nhất tại Việt Nam

Nhà máy tại tỉnh Tây Ninh có quy mô lớn nhất của Coca-Cola ở Việt Nam do Tập đoàn Swire Coca-Cola (Mỹ, Anh) cùng đầu tư
14:59 - 11/07/2025
1,300 lượt xem