4
/
56310
Thủ tướng: Trì trệ mãi, kẻ đẩy - người kéo khó phát triển đất nước
thu-tuong-tri-tre-mai-ke-day-nguoi-keo-kho-phat-trien-dat-nuoc
news

Thủ tướng: Trì trệ mãi, kẻ đẩy - người kéo khó phát triển đất nước

Thứ 4, 20/12/2017 | 16:20:47
552 lượt xem

"Trì trệ mãi sẽ khó phát triển đất nước, khiến bộ máy chạy không đều, kẻ đẩy - người kéo. Những rào cản thủ tục, chi phí không cần thiết của người dân và doanh nghiệp (DN) cần phải xoá bỏ ngay".

Đây là khẳng định của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc khi tham dự tại Diễn đàn Hội nhập Kinh tế Quốc tế Việt Nam 2017 được tổ chức sáng nay (20/12) tại Hà Nội.

Người đứng đầu Chính phủ còn yêu cầu các bộ, ngành địa phương quán triệt quan điểm: Kinh tế góp phần tạo nên sức mạnh tổng hợp quốc gia, kinh tế bao giờ cũng đi đầu, trọng tâm cải cách “có thực mới vực được đạo”. Chúng ta không thể cứ trì trệ, chậm trễ mãi trong khi thế giới thay đổi hàng ngày, hàng giờ.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tham dự Diễn đàn Hội nhập Kinh tế Quốc tế Việt Nam 2017

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tham dự Diễn đàn Hội nhập Kinh tế Quốc tế Việt Nam 2017

Đánh giá cao thành công của chính sách hội nhập mà Việt Nam đang kiên định thời gian qua, người đứng đầu Chính phủ khẳng định, việc tăng trưởng kim ngạch thương mại xuất nhập khẩu hơn 400 tỷ USD đã ghi dấu thành công của Việt Nam.

Về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), Thủ tướng đánh giá, Việt Nam có thành công lớn, nếu không có FDI nền kinh tế Việt Nam chưa có trình độ, công nghiệp phát triển như vậy. Chúng ta đã có nhiều sản phẩm tốt, chất lượng, ứng xử với người lao động cũng tốt hơn; có những con chip sản xuất rất hiện đại đã ra đời ở Việt Nam.

Nhiều FTA thế hệ mới đã được ký kết, thị trường mới được mở ra, vị thế và vai trò của nền kinh tế đang được tăng cường và quan trọng trong toàn cầu hoá, khu vực hoá. Ngành du lịch năm nay có thể đạt 13-14 triệu khách, đóng vai trò tốt trong phát triển đất nước...

Tuy nhiên, người đứng đầu Chính phủ cũng chỉ ra các vấn đề của Việt Nam khi hội nhập: Gần như chúng ta không tư duy nhận thức tái cơ DN, sản phẩm, ngành sản xuất là thất bại. Cạnh tranh của chúng ta chưa bắt kịp hội nhập ở cả khía cạnh quốc gia và sản phẩm. Tư duy nhận thức, sản phẩm cạnh tranh dù Việt Nam có lợi thế so sánh đã có nhưng các ngành, các địa phương chưa phát triển…

Thủ tướng đề nghị không lãng phí trí tuệ của các chuyên gia và yêu cầu Ban Chỉ đạo Quốc gia về Hội nhập kinh tế phải tập hợp ý kiến của các nhà nghiên cứu để cho các ngành các địa phương nghiên cứu. Thủ tướng nhắc: “Vì nói qua chưa thấm, chưa thành hành động, các đồng chí bận rộng nhiều công việc dễ lãng quên. Ký WTO, ông Trương Đình Tuyển đến từng địa phương để nói chuyện".

Thủ tướng nói: Gần đây, Việt Nam có nhiều tiến bộ về xếp hạng môi trường kinh doanh nhưng chưa thuộc yêu cầu nhóm ASEAN 4. Mong muốn của chúng ta là phải ở nhóm đầu của ASEAN, hướng tới theo tiêu chuẩn của OECD. Tuy nhiên, mong muốn ấy nhưng sự trì trệ, níu kéo của thể chế kinh tế cũ chưa giúp chúng ta phát triển.

Các lãnh đạo địa phương, các ngành cần nhận thức và hành động tốt hơn về hội nhập. Chính nhận thức chưa đúng nên chưa hành động quyết liệt.

Thủ tướng nêu ra 5 định hướng về hội nhập, trong đó nhấn mạnh đặc biệt đến: Hội nhập là "dùng bên ngoài để cải cách bên trong nền kinh tế": Chính phủ coi hội nhập kinh tế quốc tế để cải cách thể chế kinh tế. Việc tập trung tổ chức lại bên trong của nền kinh tế theo định hướng kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa. Từ việc xây dựng thương hiệu, tái cơ cấu mạnh mẽ, đổi mới mô hình tăng trưởng... tiếp tục hoàn thiện thể chế, tạo lập môi trường kinh doanh tốt hơn.

Người đứng đầu Chính phủ thúc giục: "Trì trệ mãi khó phát triển đất nước, khiến bộ máy chạy không đều, kẻ đẩy - người kéo. Những rào cản thủ tục, chi phí không cần thiết của người dân và DN cần phải xóa bỏ ngay".

Về mặt nhận thức, Thủ tướng yêu cầu các Bộ trưởng, người đứng đầu địa phương cần thúc đẩy DN chủ động tìm hiểu FTA để xây dựng phương án kinh doanh sáng tạo vượt qua thách thức và tận dụng cơ hội từ hội nhập kinh tế quốc tế.

"Kinh tế góp phần tạo nên sức mạnh tổng hợp quốc gia, kinh tế bao giờ cũng đi đầu vào trọng tâm, có thực mới vực được đạo. Chúng ta không thể cứ trì trệ, chậm trễ mãi trong khi thế giới thay đổi hàng ngày, hàng giờ", Thủ tướng đề nghị.

"Tiến trình hội nhập nói chung cần phải có quyết tâm chính trị cao, với sự sáng tạo nỗ lực của mọi cấp, mọi ngành. Không có hoặc làm nửa vời thì sẽ thất bại", người đứng đầu Chính phủ chỉ rõ.

Theo Nguyễn Tuyền/Dân Trí

  • Từ khóa

Doanh nghiệp, ngân hàng nào sẽ được sản xuất vàng miếng?

Doanh nghiệp được xem xét cấp giấy phép sản xuất vàng miếng phải có vốn điều lệ từ 1.000 tỉ đồng trở lên; còn ngân hàng từ 50.000 tỉ đồng trở lên.
17:57 - 13/07/2025
47 lượt xem

App giao đồ ăn vào đường đua mới

Thị trường giao đồ ăn trực tuyến tại Việt Nam đang bước vào giai đoạn cạnh tranh mới, sau nhiều năm phát triển nóng nhờ dòng vốn ngoại và chiến lược "đốt...
10:14 - 13/07/2025
209 lượt xem

Bộ Công an đề nghị thanh tra doanh nghiệp kinh doanh vàng 3 năm/lần

Bộ Công an đề nghị xem xét, bổ sung quy định tối thiểu 3 năm hoặc 5 năm một lần, Ngân hàng Nhà nước chủ trì thanh tra thị trường vàng và các tổ chức có...
16:12 - 12/07/2025
684 lượt xem

Bảo hiểm nhân thọ hết cửa "tung hỏa mù"

Sản phẩm bảo hiểm nhân thọ không được bán kiểu "combo" như trước, giúp khách hàng ý thức rõ quyền lợi nào phải trả phí, quyền lợi nào có tính tích lũy
10:45 - 12/07/2025
803 lượt xem

Coca-Cola xây thêm nhà máy quy mô lớn nhất tại Việt Nam

Nhà máy tại tỉnh Tây Ninh có quy mô lớn nhất của Coca-Cola ở Việt Nam do Tập đoàn Swire Coca-Cola (Mỹ, Anh) cùng đầu tư
14:59 - 11/07/2025
1,289 lượt xem