4
/
66912
Doanh nghiệp Việt lạc quan hay dửng dưng với chiến tranh thương mại?
doanh-nghiep-viet-lac-quan-hay-dung-dung-voi-chien-tranh-thuong-mai
news

Doanh nghiệp Việt lạc quan hay dửng dưng với chiến tranh thương mại?

Thứ 6, 02/11/2018 | 10:32:17
623 lượt xem

Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đang tìm kiếm cơ hội tăng trưởng từ các thị trường, trong đó chủ yếu là mở rộng làm ăn ở Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc...

Đây là kết quả cuộc khảo sát của Ngân hàng HSBC Việt Nam chủ đề "HSBC Navigator: Hiện tại, tương lai và ý nghĩa với doanh nghiệp" vừa được công bố, với sự tham gia của hơn 8.500 doanh nghiệp tại 34 thị trường. Trong đó, các doanh nghiệp Việt Nam nằm trong số những doanh nghiệp lạc quan nhất về triển vọng thương mại quốc tế và tự tin nhất về khả năng thành công trong môi trường kinh doanh hiện nay.

Có tới 91% đối tượng khảo sát ở Việt Nam cho biết họ tin rằng triển vọng thương mại rất thuận lợi dù cho những yếu tố địa chính trị đang khiến các doanh nghiệp ở những quốc gia khác e dè hơn. Ba yếu tố chính thúc đẩy tăng trưởng thương mại là môi trường kinh tế thuận lợi, chi phí vận chuyển, hậu cần và lưu kho giảm, nhu cầu về sản phẩm tăng.

Doanh nghiệp Việt lạc quan hay dửng dưng với chiến tranh thương mại? - Ảnh 1.

Doanh nghiệp Việt ít lo ngại tác động từ chiến tranh thương mại, theo khảo sát của HSBC. Ảnh: NLĐ

Phần lớn doanh nghiệp Việt được hỏi cũng tin rằng họ sẽ thành công trong môi trường kinh doanh hiện tại, cao hơn tỉ lệ các doanh nghiệp trên toàn cầu. Nhân tố chính cho cái nhìn tích cực này đến từ niềm tin tiêu dùng, giá cả hàng hóa và tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

Ở cấp độ toàn cầu, với nhu cầu của khách hàng và điều kiện kinh tế thuận lợi, các doanh nghiệp lạc quan về tương lai, song nhiều bên vẫn đang điều chỉnh chiến lược của mình vì lo ngại chính sách bảo hộ sẽ tác động tiêu cực đến thương mại quốc tế.

Phần lớn các doanh nghiệp Việt đều có thái độ tích cực về những mối quan hệ hợp tác với các đối tác thương mại quan trọng. 69% doanh nghiệp xem việc là thành viên của ASEAN giúp ích cho việc kinh doanh của họ trong 3 năm tới. Tương tự, khoảng 65% tin rằng Hiệp định thương mại tự do EU - Việt Nam (EVFTA) sắp tới sẽ có tác động tích cực đến hoạt động kinh doanh của họ trong tương lai gần.

Trong khi đó, các doanh nghiệp không lo ngại về căng thẳng thương mại khi tìm kiếm thị trường mới. Họ tin rằng chiến tranh thương mại leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ không ảnh hưởng đáng kể lên tăng trưởng kinh tế. Nhiều doanh nghiệp Việt đang tìm kiếm cơ hội tăng trưởng từ những thị trường mới, trong đó Nhật Bản đứng đầu, tiếp đến là Trung Quốc và Hàn Quốc.

Dù có cái nhìn lạc quan về cơ hội thương mại, 78% doanh nghiệp đồng ý rằng chính phủ các nước ngày càng có xu hướng bảo hộ cao - tỉ lệ này cao hơn so với các doanh nghiệp trên toàn cầu và tăng 11% so với khảo sát HSBC Navigator gần đây nhất, được thực hiện vào cuối năm 2017.

Theo T.Phương/ NLĐ

  • Từ khóa

Thịt heo rớt giá, sức mua vẫn giảm vì dịch tả châu Phi

Giá heo hơi miền Nam tiếp tục giảm, hiện chỉ dao động từ 60.000 - 62.000 đồng/kg. Mức giá này giảm 10.000 đồng so với bình quân của hai tháng trước và...
17:35 - 26/07/2025
364 lượt xem

Giá vàng hôm nay, 26-7: Chưa dừng đà lao dốc

(NLĐO) – Giá vàng hôm nay tiếp tục giảm khi đồng USD tăng giá mạnh, nhà đầu tư ồ ạt chốt lời trong bối cảnh chính sách tiền tệ Mỹ tạo áp lực lên thị...
07:25 - 26/07/2025
624 lượt xem

Đua nhau đổi xe máy xăng lấy xe điện, các hãng đem xe xăng đi đâu?

Nhiều người thắc mắc sau khi bên thu xe máy xăng với số lượng khá lớn, các hãng sẽ mang số xe này đi đâu?
16:31 - 25/07/2025
1,032 lượt xem

Thủ tướng chỉ đạo ‘mở đường’ cho thanh long, hồ tiêu vào châu Âu

Văn phòng Chính phủ vừa có công văn gửi Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Tài nguyên, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xử lý thông tin,...
13:08 - 25/07/2025
1,046 lượt xem

Hai ngành tỉ USD kiến nghị bỏ thuế VAT

Xuất khẩu gạo và cà phê năm 2024 đạt tổng cộng trên 11 tỉ USD. Mới đây, cả 2 ngành hàng này có công văn gửi Thủ tướng Chính phủ và các bộ ngành liên quan...
11:37 - 25/07/2025
1,106 lượt xem